Nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ nhỏ mẹ cần lưu ý
Khi nào nên phớt lờ hoặc "tiêu diệt" cơn sốt ở trẻ?
Cần hiểu đúng về cơn sốt ở trẻ
Những điều cha mẹ nên làm ngay khi con bị sốt
Bị sốt và nổi ban đỏ là mắc bệnh gì?
Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh. Hầu hết các cơn sốt (từ 37.8 - 40 độ C hoặc 100 - 104F) mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm.
Trẻ nhỏ được cho là bị sốt khi:
- Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38 độ C (100.4F).
- Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8 độ C (100F).
- Nhiệt độ ở nách cao hơn 37 độ C (99F).
- Nhiệt độ ở tai cao hơn 38 độ C (100.4F).
- Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8 độ C (100F)
Các nguyên nhân thường gặp có thể gây sốt cho trẻ:
Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột liên tục từ 2 đến 7 ngày. Sau đó có biểu hiện xuất huyết như: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, có những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da, đôi khi có xuất huyết nội tạng.
Cúm: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy.
Trẻ nhỏ có thể bị sốt do cúm
Do tiêm vaccine: Bé có thể sốt sao khi tiêm các loại vaccine như 5 in 1, viêm não mô cầu, sởi, quai bị…Trẻ bị sốt, quấy khóc và thường giảm nhiệt sau 24 tiếng. Ngoài tăng thân nhiệt thì trẻ không có những biến chứng khác thì được coi là bình thường bởi cơ thể bé có sự phản ứng lại với thuốc sau khi tiêm vaccine.
Mặc quá nhiều quần áo: Thân nhiệt của trẻ nhất là trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên đôi khi mặc quá ấm cho trẻ cũng khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao, những lúc như thế này mẹ chỉ cần cởi bỏ bớt quần áo cho bé.
Sốt phát ban: Bé thường sốt cao trong 3-7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người với các ban đỏ nhưng thường là ban chìm.
Lên sởi: Trẻ sốt cao liên tục, nước mũi chảy nhiều, mắt đỏ từ ngày thứ 4 có thể xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.
Do mọc răng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ kèm theo quấy khóc, lợi sưng đỏ, chán ăn, chảy nước miếng, khó ngủ và có thể kèm theo hiện tượng đi ngoài. Thường thì bé sốt do mọc răng không quá cao và sốt cũng không kéo dài.
Trẻ mọc răng cũng có thể bị sốt
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần chú ý:
- Theo dõi nhiệt độ của con sát sao, 1- 3 tiếng cặp nhiệt độ 1 lần để theo dõi diễn biến và quy luật các cơn sốt.
- Sốt cao trên 39 - 40 độ C có nguy cơ gây co giật, nhất là trẻ em. Lúc đó, phải dùng thuốc hạ sốt hoặc chườm lạnh để hạ nhiệt độ xuống trước khi tìm ra nguyên nhân.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Nước trong cơ thể có thể mất đi trong các cơn sốt do sự đổ mồ hôi. Ngoài ra, cho trẻ uống thêm Oresol để bù nước cho cơ thể.
- Mặc quần áo thoáng cho trẻ: Nên hạn chế mặc quá nhiều quần áo vì hầu hết nhiệt độ sẽ thoát qua da. Không nên trùm, bận đồ cho trẻ quá dày vì có thể là nguyên nhân khiến sốt cao hơn.
- Chỉ thực sự cần dùng đến thuốc nếu chúng gây ra sự khó chịu. Điều đó thường có nghĩa là trẻ sốt trên 38độ C (100F). Các loại thuốc bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, và kéo dài 4 - 6 giờ sau khi uống. Thuốc sẽ giúp giảm sốt xuống 1 đến 1.5độ C (2F đến 3F).
- Gọi bác sỹ trong vòng 24 giờ nếu: Con bạn từ 3 đến 6 tháng tuổi (trừ khi sốt do mũi chích ngừa). Bị sốt kéo dài hơn 3 ngày, hết sốt khoảng 24 tiếng rồi bị lại. Con bị sốt trong 24 tiếng mà không rõ nguyên nhân.
Bình luận của bạn