Cha mẹ tập cho con thói quen vệ sinh răng 2 lần/ngày
Mòn răng, tụt lợi vì... đánh răng quá nhiều!
Phụ nữ sau sinh có nên kiêng đánh răng không?
10 điều về răng không thể bỏ qua
Ăn tráng miệng thế nào mới tốt?
1. Sâu răng
Sâu răng ảnh hưởng xấu và lâu dài đến sức khỏe răng miệng của trẻ, đặc biệt từ 6 tuổi trở xuống. Trẻ nhỏ vẫn còn bú mẹ hay ăn sữa trước khi đi ngủ, vừa ngủ vừa giữ chai bú có thể gây ra xói mòn răng, dẫn đến sâu răng, bởi sữa là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn phát triển. Sau khi ăn xong, trẻ không đánh răng đúng cách, súc miệng và dùng chỉ nha khoa… trẻ gặp nguy cơ cao bị sâu răng. Khi 1 chiếc răng bị sâu, cơn đau sẽ hoành hành và nó có thể lây lan sang các chiếc răng khác.
2. Hiện tượng rụng răng sữa
Hầu hết trẻ em bắt đầu rụng răng sữa của mình vào khoảng 6 tuổi, khi các răng vĩnh viễn đã sẵn sàng mọc lên. Từ 6 – 12 tuổi, lần lượt các răng sữa bị rụng đi. Nhưng sâu răng, nhiễm trùng nướu, chấn thương … có thể khiến cho trẻ bị mất răng sớm, và các răng khác chen lấn vào không gian của chiếc răng vừa rụng, khiến cho răng vĩnh viễn không đủ chỗ để mọc thẳng bình thường.
Từ 6 - 12 tháng tuổi, là quá trình trẻ thay răng sữa
3. Có những chiếc răng sữa không rụng
Thông thường răng sữa rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Các răng vĩnh viễn nhú dần lên đẩy gốc của răng sữa rơi ra ngoài. Trong một số trường hợp, các răng sữa sẽ không bị rụng mà vẫn được giữ lại cho đến lúc lớn.
4. Răng bị chấn thương
Chấn thương hoặc tổn thương răng của trẻ có thể do tai nạn hoặc do vấp ngã. Đôi khi là do thói quen mài răng hay cắn chặt răng. Các chấn thương có thể gây tổn hại cho các mô mềm và cấu trúc của răng, khiến con bị đau và khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và khả năng nói.
Khi trẻ bị chấn thương răng, cần đưa trẻ đi khám để bác sỹ nha khoa kiểm tra
5. Vấn đề về nướu
Bệnh nướu răng làm ảnh hưởng đến nhiều trẻ em. Nó có thể bị sưng đỏ và gây đau, phá hủy cấu trúc răng. Bệnh nướu răng có thể bị gây ra bởi vệ sinh răng miệng kém, mọc răng, rụng răng, nhiễm trùng răng miệng, dinh dưỡng kém, thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì…Ngoài ra, các bệnh về nướu cũng thường gặp ở các trẻ đái tháo đường type1, hội cứng Down, bại não…
6. Sứt môi, hở hàm ếch
Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Một số trẻ mắc bệnh này hở cả bộ phận trước và bộ phận phía sau của vòm miệng, trong khi các trẻ khác chỉ bị hở một phần. Hở hàm ếch xảy ra khi các mô của môi hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển cùng với sự phát triển của thai kỳ. Trẻ bị hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng, và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng. Các bác sĩ cho biết, một điều may mắn là bệnh sứt môi và hở hàm ếch có thể chữa được. Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh có thể được phẫu thuật để kiến tạo lại môi trong vòng 12 đến 18 tháng đầu sau khi sinh để sửa chữa khiếm khuyết này và cải thiện đáng kể hình thể cho khuôn mặt.
7. Các vấn đề về răng miệng khác
Các vấn đề về răng miệng do các bệnh về virus, nấm, các bệnh tự miễn dịch,… Thiếu máu có thể gây sưng nướu, lưỡi đỏ và đau đớn, các vết nứt ở khóe miệng. Loét miệng có thể do bệnh lupus ban đỏ, bệnh Crohn, bệnh đái tháo đường type 1, bệnh bạch cầu… Trẻ có thể bị nhiễm nấm gây ra tưa miệng, phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh…
8. Thói quen ăn uống có thể gây ra cho trẻ những vấn đề về răng miệng
Thói quen như thở bằng miệng dẫn đến khô miệng, mút ngón tay, mút đầu môi gây lồi răng cửa trên… nhưng hầu hết các thói quen này sẽ được bỏ trước 6 tuổi.
Bình luận của bạn