- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Động tác bò giúp bé phát triển kỹ năng vận động, kỹ năng quan sát, ghi nhớ và tư duy
Đọc sách cho trẻ nhỏ thế nào để hiệu quả?
Top 5 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Những bài học đầu tiên của trẻ sơ sinh
Mẹ cần biết - Những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè
Bò là một động tác đòi hỏi bé phải huy động lực toàn thân (chân, tay, thân người, cổ, đầu), phải phối hợp vận động nhịp nhàng giữa các bộ phận cơ thể, phải huy động sự tham gia của nhiều giác quan và đòi hỏi kỹ năng quan sát nhạy bén. Do đó, động tác bò không chỉ đơn thuần là một bài thể dục, mà còn là bài rèn luyện cực tốt giúp bé phát triển trí não toàn diện.
Xác định thời điểm con sẵn sàng tập bò
Tầm 7 - 8 tháng tuổi và khi bé có những biểu hiện: Ngồi tương đối vững, có những phản xạ nghiêng về một phía, trườn người như bơi ếch, thi thoảng cố nâng người lên dựa vào đôi tay và đầu gối, cố víu lấy một vật nào đó… thì mẹ có thể bắt đầu cho con tập bò. Dĩ nhiên, do cơ địa các bé khác nhau nên một số bé có thể tập bò chậm, và mẹ cần dựa vào những dấu hiệu để xác định bé đã sẵn sàng tập bò chưa.
Để bé được tiếp xúc nhiều với mặt sàn sẽ giúp bé biết bò nhanh hơn
Bảo đảm an toàn cho bé khi tập bò
Hãy bọc tất cả các ổ cắm điện, đặt các vật bọc mềm quanh cạnh bàn sắc, khóa các ngăn kéo. Đảm bảo rằng, các đồ đạc trong nhà vững chắc, ví dụ: Kệ sách nên được bắt vít vào tường và dây kéo rèm cửa nên để ngoài tầm với của trẻ. Tất cả các loại: Cúc áo, tiền xu, viên bi và những vật nhọn linh tinh khác đểu chắc chắn không có trong phòng bé tập bò để đảm bảo an toàn cho bé. Phích nước nóng cần đặt chắc chắn ở những vị trí cao mà bé không thể bò hoặc với tới...
Cách hướng dẫn bé bò
Trước tiên, hãy để trẻ tập bò trên giường và đặt đồ chơi mà trẻ thích lên phía trước, cự li gần để khuyến khích trẻ trườn đến lấy. Bé biết bò nhanh hay chậm phụ thuộc vào quãng đường mà bé từng trườn được. Mục tiêu dài hạn cho bé trong giai đoạn học trườn là 45 mét mỗi ngày để tăng khả năng nâng người của bé, nhưng thường thì bé chỉ trườn được trong khoảng 30 mét mà thôi. Trong trường hợp bé trườn được hơn 30 mét mà vẫn không nâng người lên được thì bạn đừng vội nản chí, hãy kiên trì, động viên tiếp tục cho bé tiếp xúc với sàn thật nhiều.
Mục tiêu của hoạt động: Hình thành, củng cố cho bé khả năng bò bằng tay và đầu gối.
Mục đích cơ bản: Giúp bé cử động chắc chắn bằng tay và đầu gối thông qua việc tạo nhiều cơ hội để bé nâng người tập bò.
Tần suất: Khoảng 20 - 30 lần/ngày (càng nhiều lần càng tốt).
Ban đầu luyện tập cho bé bài tập ngắn, rồi dần dần tăng khoảng cách bò. Tối thiểu bạn nên cho bé tập bò, tiếp xúc với sàn 4 tiếng đồng hồ/ngày. Đặt bé dưới sàn hoặc trên giường, bất cứ chỗ nào có mặt bằng thuận lợi cho việc trườn bò của bé, luôn khích lệ bé nâng người lên. Khi bé làm được, hãy động viên, cổ vũ bé tiến lên.
Nhiều bé chậm bò, hoặc bỏ qua giai đoạn bò là do bố mẹ cho trẻ ngồi sớm và ngồi nhiều trong những chiếc xe tập đi đã khiến bé ít có cơ hội vận động và tập luyện thành thạo các kỹ năng phát triển cơ bản trong đó có kỹ năng bò. Bé được bồng ẵm trên tay quá nhiều do sự cưng chiều của bố mẹ, ít được tạo cơ hội nằm sấp và tiếp xúc với mặt sàn. Bởi vậy, cha mẹ hãy chú trọng việc tập bò cho con, hướng dẫn và cổ vũ con, để con phát triển các kỹ năng được toàn diện.
Bình luận của bạn