Cách hạ huyết áp tự nhiên tại nhà hiệu quả

Hạ huyết áp đột ngột có thể nguy hiểm đến tính mạng

Có nên thay thế thuốc huyết áp bằng TPCN Định Áp Vương?

Tăng huyết áp gắng sức có nên dùng TPCN Định Áp Vương không?

Người huyết áp thấp có nên dùng TPBVSK Định Áp Vương?

Dùng TPBVSK Định Áp Vương có giúp ổn định huyết áp?

Theo thống kê, năm 2020, Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như: Bệnh tim, đột quỵ não, tổn thương thận, hình thành chứng phình động mạch…

Một tin đáng mừng cho người bị tăng huyết áp là việc thay đổi lối sống có thể giúp bạn kiểm soát và hạ thấp chỉ số huyết áp một cách tự nhiên:

1. Hoạt động thể chất thường xuyên

Không có gì bất ngờ khi hoạt động thể chất thường xuyên giúp giữ cho bạn một sức khỏe tốt. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường đẩy máu đến tim, nâng cao sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp.

Bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, chia đều ra các ngày với hoạt động thể chất cường độ trung bình như: Đi bộ, khiêu vũ, tập thể dục nhịp điệu…

Đi bộ có thể giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và giúp ổn định huyết áp

Đi bộ có thể giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và giúp ổn định huyết áp

2. Ăn giảm muối

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ước tính rằng trung bình một người Mỹ ăn khoảng 3.400mg natri mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng ăn hàng ngày được khuyến nghị là 2.300mg, với giới hạn lý tưởng là dưới 1.500mg mỗi ngày, đặc biệt là đối với những người bị tăng huyết áp.

Khi giảm bớt lượng natri trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hạ huyết áp hiệu quả. Để giảm lượng natri bạn hãy thử những mẹo sau:

- Đọc nhãn thực phẩm trước khi lựa chọn. Nên tìm mua các thực phẩm có hàm lượng muối thấp.

- Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn: Gần 70% natri chúng ta ăn đến từ thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói sẵn và thực phẩm tại nhà hàng.

- Giảm muối khi chế biến thức ăn, thay vào đó bạn có thể sử dụng tỏi, rau thơm và các loại gia vị khác thay cho một phần hoặc toàn bộ muối để tăng thêm hương vị cho các món ăn yêu thích của bạn.

3. Bổ sung kali vào chế độ ăn

Kali không chỉ giúp điều chỉnh nhịp tim mà còn có thể làm giảm ảnh hưởng của natri trong cơ thể.

Kali giúp cơ thể bạn loại bỏ natri và cũng làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu, cả 2 đều có thể giúp hạ huyết áp.

Cách hiệu quả nhất để tăng lượng kali của bạn là điều chỉnh chế độ ăn uống. Một số thực phẩm giàu kali bao gồm: Trái cây như chuối, dưa, cam, mơ, bơ và cà chua; Sữa, sữa chua và kem phô mai; Rau xanh, khoai tây và khoai lang; Cá ngừ và cá hồi; Các loại đậu và các loại hạt.

Chuối là một trong những thực phẩm giàu kali tốt cho sức khỏe

Chuối là một trong những thực phẩm giàu kali tốt cho sức khỏe

Mặc dù kết hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, nhưng điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến bác sỹ về mức độ kali phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh thận, bạn nên tránh ăn quá nhiều kali, vì thận của bạn có thể không đào thải được nó.

4. Hạn chế uống rượu

Một số nghiên cứu cho thấy, uống rượu ở mức cho phép có thể mang lại một số lợi ích. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao đột ngột.

Các chuyên gia khuyến cáo, đối với nam giới, không nên uống quá 14 đơn vị trong 1 tuần. Nếu uống rượu bia, chỉ nên uống ở mức vừa phải: Nam giới không quá 3 đơn vị rượu/ ngày, nữ giới không quá 2 đơn vị rượu/ ngày. Theo công thức chung, 1 đơn vị rượu sẽ chứa từ 8 - 14g là rượu nguyên chất. 1 đơn vị = 1 chén rượu vang 125ml hoặc 270ml bia, hay tương đương 1 chén rượu mạnh thể tích 30ml (cồn 40%).

Nếu hiện đang dùng thuốc để điều trị huyết áp bạn cần đặc biệt lưu ý đến lượng rượu uống hàng ngày của mình.

5. Giải pháp giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp từ sản phẩm thảo dược chứa cần tây

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, để hạ huyết áp về mức an toàn, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc theo chỉ định kết hợp vận động thường xuyên.

Ngoài ra, giải pháp được nhiều người tin dùng là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần cao cần tây. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động hỗ trợ hạ huyết áp thông qua các cơ chế: Làm giảm độ nhớt máu; Làm giãn và tăng tính đàn hồi mạch máu; Điều hòa nhịp tim; Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch; Giảm thể tích tuần hoàn.

Đặc biệt, nghiên cứu năm 2013 cho thấy, cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23-38 mmHg. Tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng do tốc độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide trong cần tây ra khỏi cơ thể rất chậm. Sự kết hợp của cần tây với các thảo dược quý khác như: Tỏi, dâu tằm, hoàng bá... còn giúp hỗ trợ kiểm soát cholesterol, khiến máu lưu thông dễ hơn, hạ và ổn định huyết áp.

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây mỗi ngày để hỗ trợ ổn định huyết áp an toàn, hiệu quả.

Lê Tuyết

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương - Dùng cho người huyết áp cao

TPBVSK Định Áp Vương với thành phần từ: Cao cần tây, chiết xuất tỏi, cao lá dâu tằm, magiê (dưới dạng magnesium citrate), kali (dưới dạng potassium chloride), nattokinase, cao hoàng bá...

Sản phẩm dùng cho những người tăng huyết áp do xơ vữa động mạch; Người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi huyết áp ổn định, dùng 2-4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên uống theo đợt từ 3-6 tháng.

XNQC: 1078/2020/XNQC-ATTP

Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch