Cách kiểm soát bệnh máu nhiễm mỡ hiện nay

Bệnh máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa

Tại sao cần điều trị sớm máu nhiễm mỡ?

4 triệu chứng cảnh báo bệnh máu nhiễm mỡ

5 vấn đề sức khỏe liên quan đến máu nhiễm mỡ

Những dấu hiệu cảnh báo máu nhiễm mỡ bạn không nên bỏ qua

Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol... Khi bị máu nhiễm mỡ, những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những biện pháp giúp kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ hiện nay.

1. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể cải thiện chỉ số cholesterol. Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi người nên có 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải mỗi tuần. Một số bài tập có thể hữu ích với bạn như: Đi bộ nhanh, chạy, đạp xe, khiêu vũ, bơi lội…

2. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Những người thừa cân hoặc béo phì thì nguy cơ bị tăng lipid máu và mắc bệnh tim cao hơn.

Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể ổn định giúp loại bỏ cholesterol xấu, thúc đẩy tăng cholesterol tốt hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên giảm béo một cách từ từ, không nóng vội, không dùng các loại dược phẩm, thuốc nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép của cơ quan nhà nước.

3. Chế độ ăn ít chất béo

Người bệnh máu nhiễm mỡ nên hạn chế đồ ăn chế biến sẵn

Người bệnh máu nhiễm mỡ nên hạn chế đồ ăn chế biến sẵn

Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa chất béo như bơ, sữa toàn phần, thịt xông khói, dầu dừa, dầu quả cây cọ, phủ tạng động vật, da gà, da vịt, da ngỗng, thịt đỏ, tôm và mỡ động vật. Hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa - trans fat (đồ chiên rán qua dầu, mỡ đã sử dụng nhiều lần như quẩy, thịt rán, mỳ ăn liền). Bên cạnh đó, cần hạn chế hoặc bỏ rượu, bia, thuốc lá khi bị máu nhiễm mỡ.

4. Dùng thuốc

Nếu mức cholesterol của bạn vẫn cao sau khi thay đổi lối sống, các bác sỹ có thể kê đơn thuốc phù hợp. Thường sẽ có những loại như:

- Statin: Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định đầu tiên. Những thuốc thuộc nhóm này ức chế enzym sản xuất cholesterol.

- Bổ sung acid béo omega-3: Bác sỹ cũng có thể đề nghị bổ sung acid béo omega-3, vì nó có thể giúp giảm triglyceride.

- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol (ezetimibe): Loại thuốc này hạn chế lượng cholesterol trong chế độ ăn uống mà bạn hấp thu.

5. Sử dụng sản phẩm thảo dược để kiểm soát máu nhiễm mỡ

Theo các chuyên gia, phương pháp đơn giản nhất để kiểm soát máu nhiễm mỡ là xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp dùng sản phẩm thảo dược giúp tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị và giảm tác dụng phụ do thuốc tây gây ra.

Với mục đích đem đến phương pháp cải thiện máu nhiễm mỡ an toàn, hiệu quả, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm thảo dược đầu tiên trên thị trường chứa thành phần chính từ cao lá sen. Sản phẩm giúp tác động đến nguyên nhân gốc rễ theo cơ chế giảm cung (giảm tổng hợp cholesterol tại gan), tăng cầu (tăng quá trình vận chuyển mỡ từ máu vào mô và tăng đốt cháy lipid tại mô để sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động mà không gây mệt mỏi. Công thức này giúp đáp ứng được song song cả 2 khâu tổng hợp và tiêu thụ lipid, do vậy cho hiệu quả cao gấp nhiều lần so với những sản phẩm thông thường khác trên thị trường mà không gây tác dụng phụ như thuốc tây.

Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 tại Trung Quốc cho thấy: “Dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự tích tụ cholesterol và giảm hoạt động tổng hợp acid béo an toàn, hiệu quả”. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc vào năm 2019 đã chứng minh: “Lá sen có chứa nhiều hoạt chất như: Tanin, alkaloid, catechin… giúp tăng vận chuyển lipid từ máu vào mô để cơ thể sinh năng lượng cho mọi hoạt động, không gây mệt mỏi như thuốc hạ mỡ máu tây y”. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của các dược liệu khác như: Chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, curcumin chiết xuất từ củ nghệ, vitamin B5 và acid alpha lipoic (ALA).

Mới đây, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đưa tin về một phương pháp cải thiện máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn. Trong chương trình, GS.TS Phạm Gia Khải - Chuyên gia đầu ngành tim mạch đã nhận định như sau: “Tại Việt Nam, trong suốt nhiều năm qua đã xuất hiện sản phẩm có thành phần chính từ cao lá sen giúp giảm sự tích tụ lipid, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp cholesterol trong cơ thể, kiểm soát máu nhiễm mỡ an toàn, hiệu quả”.

Hiện nay, trong bối cảnh thị trường xuất hiện một số sản phẩm được quảng bá giúp hỗ trợ cải thiện máu nhiễm mỡ, nhưng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cao lá sen vẫn được mọi người tin tưởng lựa chọn. Bởi sản phẩm được sản xuất bởi công ty uy tín, chứa thành phần đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, các chuyên gia đánh giá cao qua những hội thảo khoa học và nhiều người sử dụng cho hiệu quả tốt.

Tình trạng máu nhiễm mỡ khó nhận biết và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cao lá sen mỗi ngày.

 Lê Tuyết

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz - Dùng cho người rối loạn lipid máu

Thành phần: Cao lá sen, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, alpha lipoic acid, vitamin B5, curcuma phospholipid.

Công dụng: Hỗ trợ giảm cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Đối tượng sử dụng: Dùng cho người có rối loạn lipid máu như tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid; Người có nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, béo phì.

Hướng dẫn sử dụng:

- Uống 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi lipid máu ổn định, dùng 2-4 viên/ngày, chia 2 lần.

- Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên uống theo đợt từ 3-6 tháng.

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội.

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số GPQC: 1033/2020/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp