Với hàm lượng cao, kim loại nặng có thể gây nhiễm độc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nhiễm độc kim loại nặng nguy hiểm thế nào, có triệu chứng gì cảnh báo?
Đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng chế độ ăn
Kim loại nặng gây hại gì với sức khỏe con người?
Làm sao để bảo vệ cơ thể khỏi các kim loại nặng?
Các bà nội trợ sốc vì thông tin thủy sản Hà Nội nhiễm kim loại nặng
Tại sao kim loại có trong thức ăn trẻ em?
Kim loại nặng gồm có thủy ngân (Hg), Cadmium (Cd), Asen (As), Thallium (Tl), chì (Pb), crom (Cr).... có ở khắp mọi nơi trong môi trường xung quanh chúng ta và hầu như không thể tránh chúng trong chế độ ăn của bé. Các kim loại nặng đều xuất hiện tự nhiên trong đất, nước hoặc không khí, một số khác xâm nhập vào thực phẩm thông qua thuốc trừ sâu hoặc do ô nhiễm.
Mặc dù một số kim loại cần thiết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể nhưng với hàm lượng cao có thể gây ra độc tính nguy hiểm và nhiều hệ quả xấu về sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em. Một phân tích về 168 loại thực phẩm từ các nhà sản xuất lớn tại Mỹ dành cho trẻ em đã được thực hiện vào năm 2019, kết quả cho thấy rằng 95% trong số chúng có chứa kim loại độc hại.
Các kim loại nặng hầu như không thể tránh chúng trong chế độ ăn của bé
Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, các kim loại nặng được tìm thấy trong thực phẩm dành cho trẻ em có nguy cơ nhỏ đối với trẻ. Nhưng cha mẹ nên hạn chế tối đa vì nó có thể gây hại cho não trẻ.
Với hàm lượng cao, các kim loại nặng này có thể gây nhiễm độc ở trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ ngộ độc nhẹ có thể bị nôn mửa, đau đầu và choáng váng. Bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám bệnh ngay nếu gặp các triệu chứng trên. Trường hợp bị nhiễm lâu ngày nhưng không được phát hiện sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, hạn chế khả năng tư duy, trẻ phát triển chậm, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, các bệnh về tim mạch, ung thư…
Cha mẹ phải làm gì để bảo vệ con?
Cha mẹ tự chế biến đồ ăn cho trẻ vẫn không thể tránh hoàn toàn các kim loại nặng có trong thực phẩm. Vì các nguồn thực phẩm khi không được lựa chọn, xử lí kĩ càng sẽ có khả năng vẫn chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng được tích lũy trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, tự nấu đồ ăn cho trẻ vẫn là một lựa chọn tốt hơn vì sẽ tránh được các hóa chất trong quá trình sản xuất và đóng gói thực phẩm chế biến sẵn.
Cha mẹ nên lưu ý chọn những nguồn thực phẩm có xuất xứ rõ ràng và đạt những tiêu chuẩn an toàn trước khi chế biến cho trẻ. Chọn những loại gạo an toàn, gạo "sạch" cho trẻ ăn. Ngoài ra mẹ có thể dùng bột yến mạch, lúa mạch để nấu cháo, bé được đổi món mới sẽ ít bị ngán.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt chế biến sẵn, nên thay thế bằng các loại trái cây lành mạnh
Cha mẹ cũng chú ý chọn đồ ăn nhẹ cho bé cẩn thận, bánh quy cho trẻ mọc răng có thể chứa asen, chì và cadmium. Thay vì các món ăn vặt đã qua chế biến, mẹ có thể bổ sung thêm chuối, táo, nho, bơ, chuối, sữa chua thay thế trong các bữa ăn nhẹ để đảm bảo sự an toàn cho bé.
Kiểm tra kim loại nặng trong nước sinh hoạt của gia đình, nếu bạn sử dụng để pha sữa công thức hoặc ngũ cốc cho trẻ. Nước có thể nhiễm các kim loại nặng, đặc biệt nếu nó đi qua các đường ống cũ.
Bình luận của bạn