Mù mắt vì bệnh võng mạc do đái tháo đường

Người bị đái tháo đường nên khám mắt thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng

Võng mạc đái tháo đường: Tầm soát ngay kẻo mất thị lực

Bỗng nhiên mắt mờ: Nên đi khám võng mạc

Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường?

Ngăn ngừa bệnh lý võng mạc sớm, tránh mù lòa

Có tới 10% bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý võng mạc và sau 10 năm thì nguy cơ mắc bệnh là 30 – 50%, sau 20 – 30 năm là 80%. Đối với người có tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường type 2, do đái tháo đường đã tiến triển nhiều năm trước khi được chẩn đoán vì vậy đa số bệnh nhân đã có biểu hiện của bệnh lý võng mạc đái tháo đường. 

Nguyên nhân gây bệnh

Quá nhiều đường trong máu có thể phá hủy những mao mạch (mạch máu nhỏ) nuôi dưỡng võng mạc. Điều này có thể dẫn đến bệnh võng mạc đái tháo đường và mất thị lực. Lượng đường trong máu cao còn có thể ảnh hưởng đến ống kính của mắt. Với mức đường cao hơn trong thời gian dài, các ống kính có thể sưng phù lên, đây cũng là một nguyên nhân gây mờ mắt. Bệnh võng mạc đái tháo đường thường được phân loại là không tăng sinh (chưa có mạch máu mới) hoặc tăng sinh (đã có các mạch máu mới). 

Khi bị bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh, các bức thành của các mạch máu ở võng mạc suy yếu. Sợi thần kinh trong võng mạc có thể bắt đầu sưng phù lên. Đôi khi phần trung tâm của võng mạc bắt đầu sưng lên, được gọi là phù nề điểm vàng.

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh là loại nặng nhất của bệnh võng Khi bị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh, các mạch máu bất thường phát triển trong võng mạc. Nếu các mạch máu mới can thiệp với dòng chảy bình thường của dịch ra ngoài mắt, áp lực có thể tăng trong nhãn cầu, gây tăng nhãn áp. Điều này có thể thiệt hại dây thần kinh mang hình ảnh từ mắt đến bộ não.

Các biện pháp nào điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường

Tùy theo tổn thương ở võng mạc, tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc do đái tháo đường mà bệnh nhân được điều trị bằng những biện pháp khác nhau. Hiện nay có 3 phương pháp được dùng:

Điều trị bằng tia laser: Mục đích là làm chậm lại sự tiến triển nặng hơn của bệnh. Do đó giúp cho bệnh nhân giữ được thị lực còn lại lâu hơn. Khi hoàng điểm bị phù, laser được dùng để bịt kín những mạch máu bị giãn ra. Khi có những vùng võng mạc bị thiếu nuôi dưỡng do bị tắt mạch máu, laser được dùng để ngăn ngừa sự mọc ra của những mạch máu bất thường.

Điều trị bằng thuốc tiêm vào mắt: Thuốc tiêm vào mắt làm giảm phù hoàng điểm, hạn chế sinh ra tân mạch, do đó có thể làm chậm sự tiến triển xấu của bệnh.
Điều trị bằng phẫu thuật: Những mạch máu bất thường ở võng mạc có thể bị vỡ ra, gây chảy máu trong mắt hoặc có biến chứng bong võng mạc cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Nếu bệnh nhân phát hiện sớm, tuân thủ tốt các biện pháp điều trị của bác sỹ chuyên khoa đáy mắt và bác sỹ điều trị bệnh đái tháo đường thì bệnh võng mạc do đái tháo đường có khả năng điều trị được.

Phòng ngừa bệnh võng mạc do đái tháo đường

Bất cứ ai bị đái tháo đường đều có thể bị bệnh võng mạc. Biểu hiện của bệnh võng mạc đái tháo đường là mắt bị mờ, đôi khi mắt bị mờ nhưng đã có tổn thương ở võng mạc. Do đó, bệnh nhân không nên chờ đợi mắt mờ mới đi khám mà hãy khám mắt ngay khi biết mình bị đái tháo đường.

Nếu bệnh được điều trị ở giai đoạn sớm thì nguy cơ mù lòa sẽ giảm đi. Ổn định đường trong máu và ổn định huyết áp, mỡ máu sẽ làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc do đái tháo đường. Hiện nay các sản phẩm thực phẩm chức năng được kết hợp từ thảo dược thiên nhiên như hoằng đằng và các hoạt chất của y học hiện đại như lutein, zeaxanthin… giúp phòng ngừa mù lòa và hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và các biến chứng võng mạc do đái tháo đường…

Thanh Tú H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt