Mẹo hay dùng giấm để làm sạch phòng khách và phòng ngủ

Giấm có thể giúp lau sạch kính, làm sạch thảm

5 sai lầm khi sử dụng giấm táo ai cũng từng mắc phải

Cách điều trị bệnh vảy nến bằng giấm táo

Infographic: Công dụng của giấm táo trong thanh lọc thận

Muốn đẹp như sao – Dùng ngay giấm táo

Giấm là một chất lỏng có vị chua, được hình thành từ sự lên men của rượu etylic. Thành phần chính của giấm là dung dịch acid acetic (CH3COOH) có nồng độ khoảng 4 - 5%. Từ xưa, giấm đã là một nguyên liệu quan trọng và được sử dụng trong các nền ẩm thực châu Á, châu Âu.

Khoảng 5.000 năm Trước Công nguyên, người Babylon đã biết dùng trái chà là để làm rượu và giấm. Vết tích của giấm đã được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại từ 3.000 năm Trước Công nguyên. Theo sự tích Thần Nông, giấm cũng được tìm thấy ở Trung Quốc từ đời nhà Hạ từ khoảng 2.000 năm Trước Công nguyên. 500 năm Trước Công nguyên, ở Hy lạp, Hippocrates - Ông Tổ của ngành y, đã dùng giấm làm từ nước táo hòa với mật ong để trị bệnh ho và cảm lạnh. Năm 1864, Louis Pasteur đã chứng minh giấm là kết quả từ một quá trình lên men tự nhiên.

Tìm hiểu thêm về giấm trong infographic dưới đây:

Giấm không chỉ được dùng trong ẩm thực mà còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc vệ sinh, tẩy rửa vết bẩn.

Xem tiếp để biết cách dùng giấm vệ sinh phòng khách và phòng ngủ:


Không cần phải dùng hóa chất tẩy rửa độc hại, chỉ cần có giấm, phòng khách và phòng ngủ nhà bạn sẽ sạch sẽ và thơm mát. Tìm hiểu cách làm trong infographic dưới đây:

Còn rất nhiều công dụng của giấm trong cuộc sống, độc giả chú ý theo dõi trên Health+!

Biết Tuốt H+ (Theo Fix)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp