Dùng giấm táo sai cách có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe
10 tác dụng đặc hiệu của giấm rượu táo (P.1)
10 tác dụng đặc hiệu của giấm rượu táo (P.2)
Cách điều trị bệnh vảy nến bằng giấm táo
Infographic: Công dụng của giấm táo trong thanh lọc thận
Không pha loãng khi sử dụng trực tiếp trên da
Giấm táo đôi khi được sử dụng như một loại toner (sản phẩm chăm sóc da dạng lỏng), chất khử mùi tự nhiên... Tuy nhiên, giấm táo có chứa acid acetic và một số acid khác có thể gây kích ứng da dẫn tới bỏng. Tình trạng bỏng hoặc dị ứng phụ thuộc vào nồng độ, thời gian tiếp xúc, và loại da của bạn.
Mẹo: Luôn luôn pha loãng giấm táo trước khi áp dụng trực tiếp lên da. Ngay cả khi được pha loãng, giấm táo vẫn có thể gây ra các phản ứng nếu bạn có da nhạy cảm, da khô, người bị bệnh eczema, có vết thương hở, bị bỏng hoặc da bị kích thích. Tốt nhất luôn luôn thử nếu bạn bị dị ứng với giấm táo trước khi sử dụng trực tiếp trên da của bạn.
Không pha loãng giấm táo trước khi dùng khiến da dễ bị kích ứng, mẩn đỏ.
Uống trực tiếp (hoặc sử dụng quá nhiều) giấm táo
Giấm táo là một thành phần phổ biến có thể áp dụng tại nhà cho các loại đồ uống hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân,... Tuy nhiên, tính acid trong giấm táo có thể gây ra bỏng trong miệng, thực quản khi dùng trực tiếp. Giấm táo cũng có thể gây ra các thương tổn cho đường tiêu hóa.
Mẹo: Giấm táo phải luôn được pha loãng với nước hoặc với thức ăn trước khi sử dụng. Tốt nhất nên trao đổi với bác sỹ của bạn trước khi sử dụng giấm táo một cách thường xuyên hoặc dùng cho mục đích y tế.
Bạn nên pha loãng hoặc sử dụng giấm táo cùng các món ăn để tránh gây tổn thương đường tiêu hóa.
Để giấm táo tiếp xúc trực tiếp với răng (hoặc dùng để súc miệng)
Thường xuyên để răng tiếp xúc trực tiếp với các chất có tính acid cao như giấm táo có thể làm mòn men răng. Dùng giấm táo làm nước súc miệng cũng gây hại cho răng.
Mẹo: Cách tốt nhất để giảm thiểu số lượng giấm tiếp xúc với răng là tránh tiếp xúc trực tiếp thường xuyên. Súc miệng sau khi sử dụng có thể là một biện pháp làm sạch giấm táo sau khi tiếp xúc.
Để giấm táo tiếp xúc trực tiếp với răng có thể làm mòn men răng.
Dùng giấm táo cùng với một số loại thuốc
Khi sử dụng thường xuyên với số lượng lớn, giấm táo có thể tương tác với nhiều loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.
Giấm táo cũng có thể làm giảm nồng độ kali. Nồng độ kali thấp là mối quan tâm đặc biệt đối với những người dùng thuốc lợi tiểu, insulin và một số loại thuốc khác do tình trạng này có dẫn đến các triệu chứng như táo bón, suy nhược, đau cơ và nhịp tim bất thường.
Mẹo: Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc hoặc TPCN nào và muốn sử dụng thêm giấm táo cho mục đích sức khỏe, hãy nói chuyện với bác sỹ để chắc chắn giấm táo không tương tác với bất cứ loại thuốc nào bạn đang sử dụng.
Dùng giấm táo khi đang gặp một số vấn đề sức khỏe
Giấm táo có thể cung cấp một số lợi ích sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa là nó phù hợp với tất cả mọi người. Giấm táo có tính acid và có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa ở những người bị trào ngược acid dạ dày, viêm loét dạ dày,… Giấm táo có thể làm giảm nồng độ kali nên những người bị tiêu chảy mạn tính cũng nên cẩn thận.
Mẹo: Hãy nói chuyện với bác sỹ nếu bạn đang gặp một số vấn đề sức khỏe và có ý định sử dụng giấm táo thường xuyên.
Bình luận của bạn