Cách xử lý đột quỵ nhiệt cho trẻ

Đột quỵ nhiệt dễ xảy ra khi trẻ vui chơi ngoài trời trong thời tiết nóng

6 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ dễ bị bỏ qua

Cải thiện huyết áp, ngừa đột quỵ

Đột quỵ não: 3 món ăn ngon ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Đột quỵ - "Kẻ cướp" trí nhớ của con người

Triệu chứng của kiệt sức do nhiệt và đột quỵ nhiệt

Theo GS. Ken Haller - thuộc Khoa Nhi tại Đại học Y Saint Louis (Hoa Kỳ), thông thường, cơ thể điều hòa nhiệt độ bằng cách bài tiết mồ hôi qua da. Đột quỵ nhiệt xảy ra khi cơ thể mất đi khả năng điều hòa nhiệt do bị mất nước và nhiệt độ môi trường quá cao.

Trước khi xảy ra đột quỵ nhiệt, trẻ sẽ trải qua giai đoạn kiệt sức do nhiệt với các triệu chứng từ buồn nôn, nôn đến mệt mỏi và bị chuột rút. Giai đoạn tiếp theo là đột quỵ nhiệt với biểu hiện trẻ đi đứng loạng choáng do nhức đầu, chóng mặt, mất phương hướng, ngất xỉu hoặc lên cơn động kinh, da trở nên khô, mặt đỏ như gấc, thân nhiệt nóng bừng bừng.

Tại sao trẻ em có nguy cơ cao bị đột quỵ nhiệt?

Có nhiều yếu tố khiến trẻ em có nguy cơ cao bị đột quỵ nhiệt. Theo Haller, vào mùa nóng, trẻ có xu hướng tham gia tích cực hơn với các hoạt động ngoài trời. Đặc biệt, mức độ đổ mồ hôi của trẻ thường nhiều hơn người lớn và việc mải chơi, ít uống nước khiến cơ thể dễ mất đi khả năng ổn định nhiệt độ bình thường. Haller lưu ý, kể cả ngày hôm đó có nhiều mây và trẻ đang chơi ở bóng râm, cha mẹ cũng không nên lơ là vì nhiệt độ cao ở bên ngoài vẫn có thể khiến trẻ bị đột quỵ nhiệt.

Làm gì khi trẻ có dấu hiệu đột quỵ nhiệt?

Nếu trẻ bị đột quỵ nhiệt, cần đưa trẻ đến khu vực mát, nới lỏng quần áo, làm ướt da với nước mát và đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để chữa trị. Cách phòng ngừa đột quỵ nhiệt cũng rất đơn giản, về cơ bản, đột quỵ nhiệt là do cơ thể thiếu nước khiến khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể qua hệ thống mồ hôi không thể hoạt động. Do đó, các bậc cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở con nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước khi vui chơi ngoài trời.

Lưu ý, để biết cơ thể trẻ đang thiếu nước hay không, cha mẹ chỉ cần để ý thời gian đi tiểu của trẻ. Sau 1 - 2 giờ mà không thấy trẻ có nhu cầu muốn đi tiểu, điều đó chứng tỏ cơ thể trẻ đang thiếu nước và cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ ngay lập tức.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ