Cách điều trị tại nhà khi người bệnh đái tháo đường có ceton cao
SUCKHOE+ | Xin chào chuyên gia! Người nhà của tôi mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Tôi có tìm hiểu và được biết về biến chứng nhiễm toan ceton do ceton trong máu tăng cao là biến chứng nguy hiểm với người bệnh đái tháo đường. Xin hỏi liệu có cách nào xử trí tại nhà nếu gặp phải biến chứng này hay không? (anhng**@gmail.com)
Chuyên gia hướng dẫn cách điều trị tại nhà khi người đái tháo đường ceton máu cao:
Chào bạn!
Tình trạng ceton tăng cao trong máu nếu không được xử trí kịp thời có thể khiến người bệnh đái tháo đường gặp phải biến chứng nhiễm toan ceton cấp tính.
Nếu có thể phát hiện sớm tình trạng ceton trong máu tăng cao (thường là qua các triệu chứng như đi tiểu nhiều hơn, khát nước, đau đầu, hơi thở có mùi trái cây…) bạn nên trao đổi với các chuyên gia y tế về tình trạng của mình.
Trong một số trường hợp ceton trong máu tăng nhưng chưa quá nghiêm trọng, bạn có thể xử trí tại nhà theo những hướng dẫn sau:
Bạn nên liên lạc với chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể cách xử trí ceton máu tăng cao
- Làm theo hướng dẫn của chuyên gia y tế: Họ sẽ cho bạn biết lượng insulin và/hoặc thuốc cần tiêm/uống.
- Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên, tốt nhất là mỗi 1 giờ để đảm bảo bạn vẫn đang kiểm soát tốt tình trạng của mình. Theo đó, lượng đường huyết của bạn sẽ phải hạ xuống từ từ.
- Kiểm tra nồng độ ceton trong cơ thể: Bạn có thể dùng máy đo ceton trong máu hoặc dùng dải đo ceton nước tiểu để đảm bảo nồng độ ceton trong cơ thể đang giảm, không tăng cao nữa.
- Uống nước, nước hầm xương hay các loại thức uống không đường khác để bổ sung đủ nước cho cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị ốm và/hoặc nôn mửa.
- Cố gắng ăn uống như bình thường, đặc biệt nếu bạn bị ốm. Nếu bạn phải tiêm insulin, đảm bảo bạn tiêm đúng lượng thích hợp trong bữa ăn, theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế.
- Không tập thể dục: Hoạt động thể chất có thể làm tăng lượng đường huyết, tăng nồng độ ceton trong cơ thể. Chuyên gia y tế sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể bắt đầu tập thể dục trở lại.
Nếu các triệu chứng ceton tăng cao ngày càng nghiêm trọng, người bệnh đái tháo đường sẽ phải tới bệnh viện điều trị. Theo đó, các bác sĩ sẽ thực hiện những phương pháp điều trị sau cho bạn tại bệnh viện:
- Truyền dịch qua đường tĩnh mạch: Điều này giúp cải thiện tình trạng mất nước, giúp loại bỏ ceton qua nước tiểu và giúp điều chỉnh tình trạng mất cân bằng điện giải.
- Điều trị bằng insulin: Các bác sĩ có thể xem xét cho bạn truyền insulin qua đường tĩnh mạch, hoặc tiêm insulin dưới da, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng ceton tăng cao.
Giải pháp ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Biến chứng nhiễm toan ceton mặc dù nguy hiểm nhưng người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách ổn định đường huyết lâu dài, hạn chế tăng đường huyết quá cao (trên 14 mmol/L).
Để làm được điều này, bên cạnh chế độ ăn uống và vận động, các chuyên gia cho rằng người bệnh nên kết hợp với các giải pháp ổn định đường huyết tự nhiên từ thảo dược. Những hoạt chất sinh học có trong các dược liệu quý như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá góp phần hiệu quả trong việc giúp cơ thể tự cân bằng rối loạn chuyển hóa, hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy để ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, ngăn ngừa biến chứng nhiễm toan ceton hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về cách điều trị tại nhà khi người bệnh đái tháo đường có ceton cao. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn có thể liên hệ chuyên gia theo số: 0981.238.218.
TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết
Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.
TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Bình luận của bạn