Cải thiện khả năng đi lại ở bệnh đa xơ cứng như thế nào?

Những triệu chứng của đa xơ cứng sẽ làm bệnh nhân trở nên gặp khó khăn khi di chuyển

Giảm nguy cơ đa xơ cứng với cà phê

Nguy cơ đa xơ cứng từ bệnh béo phì và thuốc tránh thai

Nhật Bản phát triển thuốc chữa bệnh đa xơ cứng

Vitamin D tự nhiên giúp chống lại bệnh đa xơ cứng

Suy giảm khả năng di chuyển: “Bạn thân” của đa xơ cứng

Đa xơ cứng là bệnh lý não bộ và tủy sống bị rối loạn. Sự suy giảm của chức năng thần kinh sẽ tác động tới khả năng khi nhớ, có thể gây mất trí nhớ, làm suy giảm hoạt động của các nhóm cơ với những biểu hiện tê buốt, đau đớn, tê liệt ở một hay nhiều chi trên cơ thể.

Bệnh đa xơ cứng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thể chất của bạn ở nhiều góc độ. Đặc biệt là những hành động di chuyển ở chân như đưa chân ra phía trước. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Patient trong năm 2011, 41% bệnh nhân đa xơ cứng có biểu hiện gặp khó khăn khi đi lại và 13% nói rằng, họ không thể đi bộ ít nhất hai lần một tuần.

Mặc dù mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đa xơ cứng có thể khác nhau ở mỗi người nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khoảng một nửa trong số những bệnh nhân đa xơ cứng đã không nhận được bất kỳ một phương pháp điều trị đặc hiệu để có thể cải thiện khả năng đi lại trong vòng 15 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh.

Liệu pháp vật lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân đa xơ cứng cải thiện vấn đề đi lại, đặc biệt là ở những người tình trạng đã trở nên trầm trọng. Susan Bennett - Giáo sư Lâm sàng Phục hồi chức năng Thần kinh tại ĐH Buffalo (Buffalo, TP.NewYork, Mỹ) cho biết: "Một liệu trình toàn diện bằng liệu pháp vật lý sẽ xác định những vấn đề cơ bản về dáng đi, sau đó đưa ra một chương trình phục hồi chức năng để giảm bớt những ảnh hưởng của các triệu chứng". Nói cách khác, liệu pháp này được thực hiện dựa trên việc điều trị triệu chứng và tâm lý hay gặp ở bệnh nhân đa xơ cứng khiến họ gặp khó khăn di chuyện. Nó bao gồm:

Mệt mỏi

Mệt mỏi là triệu chứng rất phổ biến của đa xơ cứng nhưng có một cách thiết thực để giải quyết cảm giác mệt mỏi là dần dần xây dựng khả năng chịu đựng của cơ thể bằng các bài tập từ liệu pháp vật lý. Phương pháp này có thể theo dõi các dấu hiệu của sự mệt mỏi và thích ứng với khả năng tập luyện của bạn nếu các bài tập trở nên quá căng thẳng và khó khăn. Bennett nói: "Hãy yên tâm, với sự giúp đỡ từ các bác sỹ và chuyên gia trị liệu vật lý, bạn có thể đạt được mục tiêu tập thể dục để xây dựng độ bền và giảm bớt mệt mỏi một cách dễ dàng".

Mệt mỏi là triệu chứng rất phổ biến của đa xơ cứng

Bắp chân yếu và co cứng

Ít hoạt động thể chất do đa xơ cứng sẽ làm cho cơ bắp của bạn trở nên yếu và không có lực. Bệnh nhân đa xơ cứng cũng có thể trải qua tình trạng co cứng, làm giảm/mất khả năng chuyển động linh hoạt ở đôi chân. Theo Bennett, bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách tập thể dục aerobic. Tập aerobic sẽ tác động tích cực tới việc xây dựng sức mạnh cơ bắp thông qua các bài tập tập trung tăng cường hoạt động cơ bắp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc kết hợp với các thiết bị hỗ trợ để giải quyết tình trạng co cứng ở bắp chân.

Vấn đề cân bằng

Tâm lý sợ bị ngã là nguyên nhân khiến việc đi lại của bệnh nhân đa xơ cứng đã khó nay càng thêm khó. Để điều trị tình trạng này, bạn cần áp dụng các bài tập tạo sự cân bằng cụ thể để có thể gia tăng sự tự tin khi bước đi. Bệnh nhân đa xơ cứng cũng hay gặp phải vấn đề về tầm nhìn, các bác sỹ cũng sẽ giúp bạn xác định xem đây có phải là vấn đề cốt lõi ảnh hưởng tới khả năng cân bằng khi di chuyển của bạn hay không để có phương pháp xử lý thích hợp. Ngoài ra, thiết bị trợ giúp đi bộ như gậy, khung tập đi và niềng răng cũng được khuyến khích sử dụng cho những người có vấn đề cân bằng.

Mất cảm giác

Một liệu pháp vật lý, bắt đầu bằng liệu pháp đi bộ sử dụng gối và thiết bị cảm giác cụ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng không có cảm giác ở đôi chân. Nếu khả năng đi lại không cải thiện, các bác sỹ sẽ tìm hiểu những nguyên nhân khác gây ra tình trạng này.

Bennett nói, bệnh nhân đa xơ cững cần kiên trì và nhẫn nại khi áp dụng liệu trình tập luyện theo hướng dẫn của bác sỹ. Trong quá trình điều trị, các bác sỹ sẽ liên tục theo dõi mức độ cải thiện chức năng của bạn để rà soát các chương trình phù hợp sao cho bệnh nhân đạt được kết quả tốt nhất.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh