Người đường huyết cao nên ăn gì tốt?
5 cách để giảm lượng đường trong máu
Mách bạn 4 cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả
Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng những bài tập yoga này
5 công thức smoothie không làm tăng lượng đường trong máu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao (đường huyết cao) bao gồm thừa cân, bệnh đái tháo đường type 2, căng thẳng, stress kéo dài, ít vận động... Thông thường, người bệnh thường tìm kiếm các loại thực phẩm với mong muốn giúp giảm lượng đường trong máu.
Theo Toby Amidor, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, tác giả cuốn sách best-seller "The Create-Your-Plate Diabetes Cookbook" cho biết: "Không có thực phẩm nào có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì đó là công việc của insulin - hormone duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Khi cơ thể nhận thấy rằng có đường trong máu, nó sẽ tiết ra insulin để giúp đưa đường ra khỏi máu và đi vào các tế bào của cơ thể, nơi nó có thể cung cấp năng lượng".
Tuy nhiên, Toby Amidor nói rằng, việc bạn lựa chọn một số thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp có thể giúp ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Và dưới đây là 4 thực phẩm bổ dưỡng bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:
1. Trứng
Theo chuyên gia dinh dưỡng Toby Amidor cho biết: “Trứng là một loại thực phẩm cung cấp protein gần như không có carbohydrate. Vì vậy, chúng sẽ tác động không nhiều đến lượng đường trong máu của bạn".
Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Thực phẩm chức năng (Mỹ), ăn 1 quả trứng/ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu cũng cho thấy, những đối tượng ăn trứng có mức đường huyết lúc đói tốt hơn, có nghĩa là trứng có thể giúp giữ lượng đường trong máu được ổn định.
Bạn nên chọn cách nấu trứng lành mạnh nhất là luộc. Bạn cũng có thể kết hợp trứng với rau cắt nhỏ hoặc salad thay vì ăn cùng với thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt xông khói hoặc pho mát. Nếu làm trứng chiên, bạn nên dùng loại dầu có lợi cho sức khỏe tim mạch như dầu ngô, hạt cải hoặc dầu olive.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại rau ít carbohydrate nhưng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hóa chất thực vật - các hợp chất thực vật tự nhiên đã được chứng minh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó, loại rau này cũng chứa chất xơ. Trên thực tế, một chén bông cải xanh hấp có khoảng 5gr chất xơ. Chất xơ hòa tan trong bông cải xanh giúp cải thiện độ nhạy insulin bằng cách cung cấp cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi những vi khuẩn này có số lượng nhiều, chúng có khả năng tiêu hóa thức ăn chúng ta ăn tốt hơn và giảm thiểu phản ứng với insulin của cơ thể.
Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan làm chậm quá trình hấp thụ đường, ngăn chặn sự tăng vọt nhanh chóng của lượng đường trong máu.
3. Gạo lứt
Mặc dù gạo lứt có chứa carbohydrate nhưng chúng cũng cung cấp lượng chất xơ dồi dào. Chất xơ có thể làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Điều này có nghĩa là một khi gạo lứt được phân hủy thành đường, nó sẽ từ từ được hấp thụ vào máu, do đó giúp giảm thiểu tình trạng tăng đột biến đường huyết.
Gạo lứt cũng chứa mangan là một khoáng chất quan trọng giúp ích cho nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm cả việc điều chỉnh lượng đường trong máu.
4. Đậu nành (đậu tương)
Chuyên gia dinh dưỡng Toby Amidor cho biết: "Đậu phụ và đậu nành có chứa lượng carbohydrate thấp, do đó không gây tăng đột biến lượng đường trong máu".
Đậu nành có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhất trong số các loại đậu. Điều này rất có thể là do chúng có hàm lượng chất béo và protein cao hơn.
Trong một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ), ăn các sản phẩm từ đậu nành (chẳng hạn như đậu phụ và đậu nành) có liên quan đến việc kiểm soát mức đường huyết. Ngoài ra, ăn những thực phẩm này đã cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người bị bệnh đái tháo đường.
Nếu bạn đang tìm kiếm thêm các sản phẩm làm từ đậu nành, hãy thử các loại hạt đậu nành, nước tương, tempeh và rau mầm.
Bình luận của bạn