Người lớn cần giám sát khi cho trẻ vui chơi trên bãi biển
Mỡ máu cao - “Thủ phạm thầm lặng” gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Đang mang thai nhưng bị run, có dùng TPBVSK Vương Lão Kiện được không?
Lợi ích sức khỏe từ bánh mì lên men sourdough
Chuyên gia chia sẻ cách để ngăn ngừa mất thính lực
Hố cát sập có thể gây ngạt thở
Bác sĩ Danielle Curitore, làm việc tại Bệnh viện Providence St. Joseph (Mỹ) cho biết, khi hố cát sập, trẻ có thể bị cát vùi lấp, rơi vào tình trạng ngạt thở nếu không được giải cứu kịp thời.
Theo bác sĩ Jacob Snow, làm việc tại Tập đoàn Y khoa Pediatrix (Mỹ), nguyên nhân chính khiến hố cát sập là cát bị khô dần sau khi được đào lên từ lớp cát ẩm bên dưới. Khi còn ướt, cát kết dính tốt và giữ được hình dạng. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng, cát trở nên khô, rời rạc và mất khả năng chịu lực. Lúc đó, hố có thể bất ngờ sụp xuống.
Tình trạng này giống như một lâu đài cát bị sụp đổ khi lớp cát khô lại. Đặc biệt, hố càng sâu thì lớp cát phía trên càng dễ khô nhanh, trở nên rời rạc, và dễ đổ sập.
Hậu quả khi sập hố cát là rất nghiêm trọng. Bác sĩ Snow cho biết, cát có thể lấp kín toàn bộ khoảng trống xung quanh cơ thể, đè nặng lên vùng ngực khiến trẻ không thể hít thở.
Không chỉ vậy, việc giải cứu trẻ bị vùi lấp trong cát cũng rất khó khăn. Khi xúc ra có thể khiến các lớp cát khác từ thành hố tiếp tục đổ xuống, khiến quá trình cứu nạn trở nên chậm trễ và kém hiệu quả.
Dù nguy hiểm, tai nạn sập hố cát được ghi nhận là rất hiếm. Trung bình, mỗi năm trên thế giới chỉ có khoảng 3 trường hợp tử vong do nguyên nhân này. So với hàng chục triệu người đi biển mỗi năm, đây là một tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh không nên vì thế mà chủ quan.

Không cho trẻ đào hố cát quá sâu
Làm gì để phòng tránh?
Khi phát hiện có người bị chôn vùi trong hố cát, việc đầu tiên cần làm là gọi ngay cấp cứu và báo cho lực lượng cứu hộ biển nếu có. Theo bác sĩ Curitore, việc giải cứu người bị vùi dưới cát đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và thiết bị hỗ trợ, do đó cần có sự can thiệp kịp thời từ nhân viên được đào tạo.
Trong lúc chờ cứu hộ đến, người thân có thể nhanh chóng dọn cát xung quanh mặt và ngực của trẻ để giúp trẻ có thể thở, sau đó tiếp tục đào nhẹ nhàng cho đến khi đưa được trẻ ra ngoài.
Tuy nhiên, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là phòng ngừa từ sớm. Các chuyên gia đưa ra những khuyến cáo quan trọng như sau:
- Luôn giám sát trẻ khi chơi trên cát, không để trẻ tự chơi một mình.
- Không cho trẻ đào hố sâu. Hố cát nên nông, không vượt quá đầu gối của trẻ.
- Ưu tiên lựa chọn các bãi biển có lực lượng cứu hộ chuyên trách túc trực.
- Sau khi chơi xong, cần lấp đầy tất cả các hố cát đã đào để tránh gây nguy hiểm cho người khác, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
Bình luận của bạn