Hè này, đi biển du lịch sao cho an toàn?

Một số lưu ý quan trọng giúp bạn tận hưởng kỳ nghỉ an toàn

5 mẹo giữ nhà cửa mát mẻ trong mùa Hè

Đảm bảo an toàn thực phẩm ngày nắng nóng

Thay đổi 5 thói quen này để tóc chắc khỏe, mềm mượt hơn trong mùa Hè

Cách bảo vệ mắt trong ngày nắng nóng

Phòng tránh đuối nước

Vùng biển luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước với bất cứ ai, dù là người bơi giỏi. Nhiều người nhầm tưởng khu vực ít sóng, biển lặng là nơi an toàn, trong khi đây là sai lầm dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm.

Dòng chảy xa bờ là dòng nước mạnh hướng ra biển. Sóng đưa nước biển vào bờ, sau đó chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Vận tốc trung bình của dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5-1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Trong khi đó, mặt nước nơi dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên người bơi rất dễ bị cuốn trôi ra biển.

Khi gặp phải dòng chảy xa bờ, nhiều người bơi thành thạo có thể bình tĩnh phán đoán và thoát ra bằng cách bơi vuông góc với dòng chảy. Nếu không phải người bơi giỏi và có thể lực tốt, bạn nên chọn bãi tắm an toàn, có lực lượng cứu hộ, không bơi một mình. Cha mẹ, người thân cần đặc biệt để mắt tới trẻ em và chuẩn bị áo phao đảm bảo chất lượng cho con.

Dòng chảy xa bờ là nguyên nhân dẫn đến phần lớn các trường hợp đuối nước trên biển

Dòng chảy xa bờ là nguyên nhân dẫn đến phần lớn các trường hợp đuối nước trên biển

Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ với những đặc điểm: Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn; Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn. Tuyệt đối không bơi ngược dòng chảy xa bờ do nguy cơ kiệt sức là rất cao.

Dù có thành thạo bơi lội đến đâu, bạn cũng khó lường hết được bất trắc có thể xảy ra trong thực tế. Vì thế, không nên uống rượu, bia trước khi uống nước. Không nên đi bơi khi quá no hoặc đói, đề phòng nguy cơ ngất xỉu. Khởi động kỹ  và làm ấm cơ thể trước khi xuống nước sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút. 

Các tai nạn có thể xảy ra bên bờ biển

Thời gian gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân đến khám với các tổn thương do sứa gây ra, có trường hợp nặng phải nhập viện điều trị. Tình trạng viêm da tiếp xúc do sứa gây ra có thể kéo theo các tổn thương nghiêm trọng như bội nhiễm, áp xe, thậm chí có thể rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

Sứa chỉ là một trong vô vàn sinh vật biển có thể gây hại cho con người. Khi đi bộ dọc bờ biển, bạn không nên đến quá gần hoặc chạm vào các loài vật dạt vào bờ.

Thương tích nghiêm trọng do sứa biển gây ra - Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Thương tích nghiêm trọng do sứa biển gây ra - Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi đi du lịch biển, các gia đình nên tìm hiểu thêm thông tin từ người dân địa phương để biết tránh những vùng biển nhiều sứa, tuyệt đối không xuống tắm để tránh bị sứa tấn công.

Khi bị sứa cắn, có thể sơ cứu bằng cách loại bỏ các xúc tu còn dính trên cơ thể bằng dụng cụ sạch. Rửa sạch vết thương trực tiếp bằng chính nước biển, giấm hoặc baking soda… trong vòng từ 15-30 phút. Tuyệt đối không dùng nước uống, nước ngọt tắm tráng để rửa vết sứa đốt bởi nó có thể làm tăng sự phóng độc, gây rát buốt. Nếu bệnh nhân mệt mỏi, choáng váng, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hãy gọi cấp cứu ngay.

Chai lọ, lưỡi câu và rác thải nguy hiểm cũng có thể dạt vào bờ biển. Phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm, chú ý theo dõi trẻ em, đề phòng trẻ bị thương khi chạy nhảy trên bãi biển.

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Hỏi kinh nghiệm người dân địa phương về các món hải sản lạ trước khi thưởng thức

Hỏi kinh nghiệm người dân địa phương về các món hải sản lạ trước khi thưởng thức

Khi đi du lịch, bạn nên chủ động mang theo thuốc giảm ngứa, thuốc trị tiêu chảy, men tiêu hóa, thuốc dị ứng..., nhất là khi có cơ địa dị ứng. Vùng biển nước ta có vô vàn các loại hải sản, trong đó, động vật có vỏ là thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng rất cao. Trải nghiệm ẩm thực tại những vùng đất mới có thể khiến người có bụng dạ yếu dễ bị đau bụng, tiêu chảy, dị ứng.

Du khách cần thận trọng khi thưởng thức bất cứ món lạ nào, nhất là các loài thân mềm (mực, bạch tuộc, ruốc lỗ) và hải sản có vỏ (ốc, sò, cua, tôm, giá bể). Nếu gặp các triệu chứng dị ứng như khó thở, thắt cổ họng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất. Hạn chế ăn các món gỏi sống, nên ăn chín, uống sôi.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp