Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

Mối liên hệ giữa căng thẳng và chứng rung nhĩ

Chế độ ăn nào phù hợp với người bệnh rung nhĩ?

Thực phẩm, đồ uống nên kiêng khi mắc bệnh rung nhĩ

Tìm về nguồn gốc cà phê trứng Hà Nội

Bị suy tim và rung nhĩ nên điều trị thế nào, dùng thảo dược không?

Theo trang Healthday, nghiên cứu bao gồm hơn 5.900 nhân viên văn phòng tham gia, họ báo cáo về mức độ căng thẳng trong công việc của mình từ năm 1991 đến năm 2018.

Khi xem xét hồ sơ, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người chịu nhiều căng thẳng trong công việc và ít được ghi nhận nỗ lực của mình có khả năng mắc bệnh rung nhĩ cao hơn 97%. Chỉ riêng mức độ căng thẳng trong công việc đã làm tăng 83% nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim hoặc các biến chứng tim mạch khác.

Các tác giả nghiên cứu cho biết, những tác nhân gây căng thẳng liên quan đến công việc có thể là những yếu tố cần đưa vào các chiến lược phòng ngừa bệnh rung nhĩ.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ ước tính rằng hơn 12 triệu người dân ở quốc gia này sẽ mắc bệnh rung nhĩ vào năm 2030.

Rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là một dạng rối loạn nhịp tim có đặc trưng là sự co bóp nhanh quá mức và không đều của tâm nhĩ khiến cho tim loạn nhịp. Với người bình thường, nhịp tim ổn định duy trì trong khoảng 60-100 nhịp/phút nhưng người bị rung nhĩ thì buồng nhĩ bị rối loạn và đập không đều nên nhịp tim có thể đến mức 150-200 nhịp/phút.

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ không có bất kỳ triệu chứng nào, trong khi nhiều người khác có triệu chứng rõ rệt ngay từ khi được chẩn đoán. Các triệu chứng bệnh có thể khác nhau theo từng bệnh nhân, phụ thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây ra rung nhĩ và cách rung nhĩ ảnh hưởng đến sự co bóp của tim. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: Nhịp tim nhanh và không đều, cảm giác mệt mỏi, thở nhanh hoặc thở nông, đau ngực, tiểu tiện thường xuyên…

Để phòng ngừa bệnh rung nhĩ bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày và đi thang bộ khi có thể, bỏ thuốc lá, tránh hoặc hạn chế rượu và caffeine, kiểm soát căng thẳng, kiểm soát huyết áp, điều chỉnh mức cholesterol, kiểm soát lượng đường trong máu…

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch