Thực phẩm, đồ uống nên kiêng khi mắc bệnh rung nhĩ

Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ rung nhĩ, gây hại với sức khỏe tim mạch

Bị suy tim và rung nhĩ nên điều trị thế nào, dùng thảo dược không?

Tại sao rung nhĩ lại gây biến chứng đột quỵ?

Biến chứng của rung nhĩ có nguy hiểm không?

Vì sao rung nhĩ có thể dẫn đến các dạng rối loạn nhịp tim khác?

Đồ uống có cồn

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cảnh báo, rượu bia có thể gây thay đổi các tín hiệu điện tim, làm tăng nguy cơ gặp cơn rung nhĩ. Người nghiện rượu cũng đối mặt với khả năng mắc bệnh rung nhĩ và cơn rung nhĩ kịch phát cao hơn.

GS.BS Jeff Jealey – Đại học McMaster (Canada) khuyên người bệnh rung nhĩ nên kiêng đồ uống có cồn hoàn toàn. Nếu có thói quen uống rượu bia trong các buổi tiệc quan trọng, bạn nên sử dụng thức uống không cồn.

Caffeine

Theo báo cáo 2023 của AHA, kiêng caffeine không giúp người bệnh phòng ngừa các cơn rung nhĩ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực… trở nặng khi dùng đồ uống chứa caffeine, người bệnh nên cân nhắc cắt giảm. Caffeine có trong cà phê, trà đặc, nước tăng lực và một số loại nước ngọt.

Muối

Thói quen ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ rung nhĩ

Thói quen ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ rung nhĩ

Chế độ ăn chứa quá nhiều muối cũng làm tăng nguy cơn rung nhĩ. Người trưởng thành không nên ăn quá 2.300mg natri (tương đương 1 thìa cà phê muối) mỗi ngày.

Biện pháp ăn giảm mặn còn đặc biệt quan trọng với quá trình kiểm soát huyết áp. Một vài thống kê cho thấy có tới 40% người bệnh rung nhĩ có huyết áp tăng cao.

Thực phẩm với hàm lượng chất béo xấu cao

AHA khuyến nghị, người bệnh rung nhĩ nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, có chứa ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (trans fat) và cholesterol. Trong đó, chất béo bão hòa có trong chế phẩm từ động vật như thịt đỏ, bơ, phô mai. Ăn quá nhiều loại chất béo này làm tăng chỉ số cholesterol xấu trong máu.

Chất béo chuyển hóa hình thành từ quá trình hydrogen hóa dầu thực vật dạng lỏng để làm cho dầu đông lại ở nhiệt độ phòng. Thành phần này có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, bơ thực vật và chất béo shortening.

Thực phẩm “siêu chế biến”

Thực phẩm “siêu chế biến” là các thực phẩm đã qua nhiều quy trình chế biến, được thêm nhiều phụ gia và có thể ăn liền. Ví dụ có thể kể đến: Nước uống vị trái cây, kem, bữa ăn đông lạnh, bánh mì…

Nghiên cứu năm 2023 cho thấy, ăn càng nhiều thực phẩm “siêu chế biến” làm nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ tăng càng cao.

Nước ngọt

Người bệnh rung nhĩ cần tránh sử dụng đồ uống chứa nhiều đường và chất tạo ngọt nhân tạo

Người bệnh rung nhĩ cần tránh sử dụng đồ uống chứa nhiều đường và chất tạo ngọt nhân tạo

Nghiên cứu trên tạp chí Tuần hoàn: Chứng loạn nhịp tim và Điện sinh lý học phát hiện ra rằng, người uống trên 2l nước ngọt mỗi tuần có nguy cơ rung nhĩ cao hơn. Thậm chí, những đồ uống “không calo” sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo như sucralose, aspartame, saccharin và acesulfame còn làm khả năng mắc rung nhĩ cao hơn.

Trái lại, sử dụng nước ép trái cây nguyên chất ở mức điều độ (tối đa 1l/tuần) giúp giảm 8% nguy cơ mắc rung nhĩ.

Rau lá xanh đậm

Người bệnh rung nhĩ đang sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin cần hạn chế ăn rau lá xanh đậm. Đây là thực phẩm giàu vitamin K, có thể tương tác và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc warfarin.

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch