Lưu ý trong việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đợt cấp COPD

COPD - Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính và một số điều cần lưu ý

Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời tiết nồm ẩm

Sống khỏe với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không hề khó

Làm sao để ngăn ngừa COPD tái phát?

6 lời khuyên giúp ngăn ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ho dai dẳng và cảm giác khó thở là dấu hiệu đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một nhóm các tình trạng gây tổn thương phổi và dần dần xấu đi theo thời gian. Bên cạnh đó, hai tình trạng thường dễ nhận thấy và thường chồng chéo nhau, có liên quan đến tổn thương túi khí của phổi (khí phế thũng) và viêm đường thở của phổi (viêm phế quản).

Khoảng 16 triệu người Mỹ hiện đang chung sống với COPD. Nhưng căn bệnh này vẫn chưa được nhận biết rõ và điều trị đúng mức. Và đối với những bệnh nhân phát bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh giúp kiểm soát các đợt cấp.

Các đợt cấp của COPD thường có tác nhân kích hoạt, ví dụ như: nhiễm trùng, chất kích thích môi trường. Trong đó, nhiễm trùng do vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất - một nửa trường hợp mắc COPD. Vì vậy, các bác sĩ có thể khuyên sử dụng thuốc kháng sinh để giảm viêm đường thở và điều trị nhiễm trùng.

Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh cho đợt cấp COPD

Khi bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Và hướng dẫn của Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD), người bệnh từ nặng đến vừa có thể sử dụng kháng sinh, khi mắc 3 triệu chứng chính:

- Nhiều đờm quá mức

- Các vấn đề hô hấp trở nên nặng

- Đờm chứa mủ

Thuốc kháng sinh đường được bác sĩ kê đơn trong các đợt cấp, làm giảm tình trạng viêm

Thuốc kháng sinh đường được bác sĩ kê đơn trong các đợt cấp, làm giảm tình trạng viêm

Để xác định giúp liệu thuốc kháng sinh dành cho các đợt cấp các bác sĩ đo nồng độ protein phản ứng CRP trong máu, nhằm xác định mức độ trầm trọng của bệnh. CRP – một loại protein, giúp cơ thể giải phóng đáp ứng với chứng viêm.

Những kháng sinh thường được bác sĩ sử dụng cho việc điều trị COPD phụ thuộc thể trạng của bệnh nhân. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng điều trị COPD:

- Amoxicillin và axit clavulanic (Amoclav)

- Macrolide như: azithromycin (Zithromax) và erythromycin (Erythrocin)

- Tetracycline như: doxycycline (Acticlate)

Đặc biệt, với những bệnh nhân thường xuyên trở nên trầm trọng, tắc nghẽn luồng khí nghiêm trọng buộc phải thở bằng máy.

Các phương pháp điều trị khác giúp kiểm soát các đợt cấp

Ngoài thuốc kháng sinh, những người mắc COPD có thể áp dụng một số phương pháp điều trị khác phù hợp với thể trạng cơ thể và có hướng dẫn của bác sĩ.

- Corticosteriod – thuốc giảm viêm

- Thuốc giãn phế quản – thuốc mở đường thở

- Thuốc giảm chất nhầy

- Liệu pháp oxy với những người có mức oxy thấp

- Thay thế chất lỏng

- Thông gió cơ học

Nặng hơn bệnh nhân cuộc phải thở mắc trong các đợt cấp COPD

Nặng hơn bệnh nhân cuộc phải thở mắc trong các đợt cấp COPD

Các bác sĩ cũng đưa ra đề nghị phục hồi chức năng phổi để ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập thở, tập thể dục và thực hiện những thay đổi trong lối sống lành mạnh hơn.

 
Nguyễn Huyền (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp