7 loại vi khuẩn gây hại có trong thực phẩm và cách phòng tránh

Thực phẩm không được bảo quản đúng cách là nơi các mầm bệnh sinh sôi

Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh

Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Vi khuẩn Salmonella là gì và phải làm sao để phòng ngừa?

Mầm bệnh từ thực phẩm là gì?

Nhiều người đã biết đến nguy cơ nhiễm E. coli trong thực phẩm. Tuy nhiên, theo CDC Hoa Kỳ, thực tế có hơn 250 loại vi trùng gây bệnh khác nhau có thể tồn tại trong thực phẩm gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu. Các mầm bệnh này không chỉ là vi khuẩn mà còn bao gồm virus, ký sinh trùng và độc tố.

Cách mầm bệnh xâm nhập vào thực phẩm

Theo CDC Hoa Kỳ, có nhiều cách vi trùng có thể xâm nhập vào thực phẩm như:

- Tưới cây trồng từ nguồn nước đã bị nhiễm vi trùng.

- Các mầm bệnh trên da động vật trong trang trại có thể xâm nhập vào thịt trong quá trình giết mổ và chế biến.

- Cá cũng có thể nhiễm chất độc khi chúng ăn các sinh vật nhỏ hơn trên biển, ao hồ.

- Người đang bị nhiễm trùng từ thực phẩm trực tiếp chế biến, chuẩn bị thức ăn cho người khác mà không vệ sinh đúng cách.

- Thực phẩm không được bảo quản đúng cách khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng ở khoảng 40-140 độ F (vùng nhiệt độ nguy hiểm).

Các loại vi khuẩn gây hại trong thực phẩm thường gặp

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, dưới đây là 7 loại vi khuẩn phổ biến gây hại trong thực phẩm:

Norovirus

Theo CDC Hoa Kỳ, nhiễm trùng do norovirus trong thực phẩm rất phổ biến, gây ra khoảng 685 triệu trường hợp rối loạn tiêu hóa trên toàn cầu hàng năm. Nguyên nhân phổ biến khiến norovirus lây lan là do tiếp xúc với người và bề mặt bị nhiễm bệnh, ăn uống thực phẩm đã bị nhiễm virus do những người bị nhiễm bệnh chế biến.‌ Thời gian ủ bệnh từ 12-48 giờ. Các triệu chứng thường gặp là tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và buồn nôn.

Để hạn chế lây nhiễm bạn cần chú ý rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng, tạo bọt trong tối thiểu 20 giây trước khi chế biến thức ăn. Đeo găng tay khi chuẩn bị các món ăn liền, thường xuyên khử trùng các bề mặt có thể nhiễm virus. Nếu đang bị tiêu chảy hoặc buồn nôn và nôn thì không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác trong ít nhất 2 ngày.

Salmonella

Salmonella là một trong 4 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới

Salmonella là một trong 4 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới

Salmonella thường được tìm thấy trong các loại bột bánh, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau, sữa chưa tiệt trùng. Salmonella có thể ủ bệnh bất cứ nơi nào trong khoảng 6 giờ đến 6 ngày, ‌các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt và đau bụng hoặc chuột rút.

Để tránh nhiễm salmonella trong thực phẩm bạn nên tránh ăn các loại protein nấu chưa chín (như trứng sống và thịt tái), không nên ăn sữa chưa tiệt trùng.

Clostridium Perfringens

Đây là độc tố do một số vi khuẩn tạo ra, không lây lan từ người sang người. Clostridium Perfringens thường được phát hiện trong protein động vật như thịt đỏ hoặc thịt gia cầm hoặc bất kỳ thực phẩm nào để ở vùng nhiệt độ nguy hiểm hơn 2 giờ. Vi khuẩn này có thể ủ bệnh bất cứ nơi nào từ 6-24 giờ với các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng hoặc chuột rút.

Bạn cần chú ý nấu chín hoặc giữ ở nhiệt độ an toàn với các thực phẩm trên. Thức ăn thừa nên được hâm nóng ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ F (74 độ C).

Campylobacter

Còn được gọi là Campylobacteriosis, ước tính gây ra khoảng 1,5 triệu ca nhiễm bệnh tiêu chảy ở Hoa Kỳ mỗi năm. Vi khuẩn này được tìm thấy trong sữa, thịt gia cầm, động vật có vỏ và nước chưa tiệt trùng. Campylobacter ủ bệnh bất cứ nơi nào từ 2-5 ngày. Các triệu chứng là tiêu chảy (có thể có máu), đau bụng, chuột rút, sốt và nôn.

Để hạn chế nhiễm khuẩn, bạn nên uống sữa tiệt trùng và nước đã qua khử trùng.

E. coli

Vi khuẩn Escherichia coli được biết đến có trong đường ruột không gây bệnh. Tuy nhiên, có một số nhóm cụ thể của E. coli có thể gây bệnh.‌ E. coli có trong thịt bò tái và sống, sữa và pho mát chưa tiệt trùng, trái cây, rau sống và nước bị ô nhiễm, từ phân hoặc từ người đang bị nhiễm E. coli. Thường ủ bệnh từ 1-10 ngày, với triệu chứng tiêu chảy (có thể có máu), nôn, đau bụng, tan máu tăng ure máu (HUS).

Vì vậy, bạn không nên ăn thực phẩm nguy cơ cao như thịt bò tái, sữa, nước trái cây hoặc pho mát chưa tiệt trùng; Thói quen rửa tay kỹ khi chuẩn bị thức ăn hay xử lý phân của động vật hoặc trẻ sơ sinh.

Listeria

Listeria nằm trong số 6 bệnh nhiễm trùng do thực phẩm phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Listeria có trong sữa và pho mát chưa tiệt trùng, trái cây và rau sống, thịt nguội, xúc xích, hải sản hun khói. Thời gian ủ bệnh có thể từ 7 đến 70 ngày. Triệu chứng nhiễm Listeria phổ biến là tiêu chảy và sốt, ngoài ra có thể gây mệt mỏi, cứng cơ, lú lẫn và mất thăng bằng.

Những người có nguy cơ cao gồm phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch khác nên tránh ăn các loại thịt nguội, hải sản hun khói, rau sống, sữa và pho mát chưa tiệt trùng.

Tụ cầu vàng

Tuy không phổ biến như 6 loại trên nhưng tụ cầu vàng staphylococcus aureus vẫn là một mối lo ngại cho hệ tiêu hóa, thường sống trên da nên dễ lây nhiễm khi người đang có tụ cầu khuẩn chuẩn bị thức ăn cho người khác, các loại thịt nguội đã qua chế biến, bánh mì sandwich, salad, bánh ngọt cũng là nguồn tụ cầu vàng.

Tụ cầu vàng thường phát triệu chứng rất nhanh(khoảng 30 phút-8 giờ) sau khi ăn vào với biểu hiện như buồn nôn và nôn đột ngột, tiêu chảy và đau bụng hoặc chuột rút.

Bạn nên luôn bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. Không chuẩn bị thức ăn khi đang gặp các triệu chứng tiêu hóa, rửa tay kỹ và thường xuyên.

 
Nguyễn Thanh (Theo Live Strong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa