Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh như thế nào?

Triệu chứng của bệnh cảm lạnh khiến bé cảm thấy khó chịu

Ăn gì khi mới bị cảm lạnh, cúm để ngăn bệnh trở nặng?

Biến chứng thường gặp của cảm lạnh và cảm cúm

10 thực phẩm có thể khiến cơn cảm lạnh, cúm thêm nghiêm trọng

Làm sao để giảm ho dai dẳng sau khi bị cảm lạnh?

Theo dõi thân nhiệt của trẻ

Nếu con bạn bị cảm lạnh, hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Sốt là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh, tuy nhiên nếu bé bị sốt hơn 38,8 độ C hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày thì nên đưa con đến gặp bác sỹ. Sốt cao, sốt kéo dài có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Sốt là triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh

Dùng thuốc cho con theo chỉ định của bác sỹ 

Khi sử dụng thuốc cho con bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ. Hãy chắc chắn rằng bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng cho bé phải phù hợp với độ tuổi và phù hợp với các triệu chứng cảm lạnh mà bé đang gặp phải. Nếu bé chỉ bị sốt và ngạt mũi thì chỉ nên chọn các loại thuốc có công dụng hạ sốt, giảm ngạt mũi. Không cần dùng các loại thuốc cảm lạnh có công dụng đa năng ví dụ như vừa hạ sốt, vừa giảm ngạt mũi, vừa giảm ho... Bạn cũng nên đọc kỹ nhãn sản phẩm và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ về liều lượng thuốc sử dụng cho con. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng

Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý đến việc làm sạch máy tạo độ ẩm giữa các lần sử dụng để giữ cho nấm mốc không phát triển trong máy. Ngoài sử dụng máy tạo độ ẩm, bạn cũng có thể làm loãng dịch nhầy trong mũi bằng cách sử dụng thuốc xịt hoặc nước muối sinh lý. 

Cho bé ở nhà

Khi bé bị cảm lạnh, bạn nên cho bé ở nhà, đặc biệt là khi bé đang bị sốt. Đây là thời điểm cảm lạnh dễ lây lan nhất và bé có khả năng truyền bệnh cho những trẻ khác ở trường học, nhà trẻ hay nơi công cộng. 

Không nên cho trẻ đến trường hoặc nơi công cộng khi bé đang mắc bệnh

Bổ sung đủ nước 

Khi trẻ bị cảm lạnh, bạn nên bổ sung đủ nước cho con vì sốt có thể khiến trẻ mất nước. Tuy nhiên không nên cho con uống soda hoặc uống quá nhiều trái cây. Nếu con bạn đang bú mẹ, hãy cố gắng cho bé bú thường xuyên hơn bởi trẻ thường lười bú hơn nếu chúng bị ốm. 

Cho trẻ nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi thêm có thể giúp con bạn phục hồi nhanh hơn khi bị cảm lạnh. Bạn không cần phải bắt con nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng hãy lưu ý để cho trẻ ngủ đủ giấc. 

Thanh Tú H+ (Theo Very Well/Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ