Trẻ rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm vào thời điểm giao mùa hay thời tiết lạnh
Infographic: Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ
Mẹo phối đồ Đông giúp bé không bị lạnh
Bài thuốc trị cảm lạnh cực hiệu quả chỉ với 1 củ tỏi
Chữa ho, cảm lạnh, viêm khớp bằng nha đam
Nguyên tắc ăn uống khi trẻ bị cảm lạnh
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh cảm lạnh. Mùa Đông, cơ thể bé cần nhiều năng lượng để giữ ấm vì vậy cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều hơn. Trẻ em thường thích ăn đồ ăn lạnh, uống nước đá, ăn kem nhưng các phụ huynh nên tập cho con thói quen ăn thức ăn ấm, nóng, uống nước ấm để giữ thân nhiệt ổn định.
Tỏi là vị thuốc trị cảm lạnh hiệu quả
Khi trẻ bị cảm lạnh cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại rau, gia vị giúp tăng nhiệt cho cơ thể như bạc hà, cà rốt, diếp cá, đinh lăng, hành tây, húng quế, tía tô, tỏi. Các loại thực phẩm có vị ngọt như đường, mật ong... cũng góp phần cung cấp nhiệt năng, giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh.
Thêm vào đó, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ uống đủ nước, tăng cường dưỡng chất, bổ sung vitamin và ăn nhiều hoa quả.
Trẻ cảm lạnh nên ăn những món này
Cháo gà: Cháo gà nóng là món ăn rất tốt cho người bị cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy cháo gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi).
Cháo tía tô: Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Lá và hạt tía tô đều là những vị thuốc phổ biến trong Đông y. Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng giúp bé yêu của bạn hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. Cho bé ăn cháo tía tô lúc cháo còn nóng sẽ toát mồ hôi nhanh chóng.
Cháo tía tô giúp giải cảm nhanh chóng
Cháo táo đỏ, bí ngô: Đây là một loại cháo khá dễ chế biến và lại có tác dụng rất tốt, có thể trị cảm cho bé yêu của bạn. Bạn lấy một quả bí ngô, táo đỏ khoảng 500gr, đường đỏ 200gr. Sau đó rửa sạch bí ngô, táo đỏ và bỏ vào nồi nấu cùng với đường đỏ, đổ nước vừa đủ để nấu thành cháo. Món cháo này dễ ăn, có tác dụng giúp bé yêu thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng và có thể trị ho lâu ngày ở trẻ.
Cháo tỏi: Gạo tẻ, gia vị vừa đủ, tỏi 1 - 2 tép. Tỏi bóc vỏ giã nhuyễn, nấu chín cháo cho gia vị và tỏi vào trộn múc ra ăn nóng. Ăn liên tục ngày một bữa cho tới khi khỏi, phòng bệnh tuần ăn 1 - 2 bữa. Bài thuốc có tác dụng, giải độc, sát khuẩn, trị viêm nhiễm đường hô hấp, lợi hầu họng, diệt virus cúm.
Soup cá hồi: Ăn soup cá hồi sẽ giúp bé nhanh chóng hết chảy nước mũi vì cảm lạnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng astaxanthin - chất tạo ra màu hồng của cá hồi - cũng là chất có thể làm tăng hoạt động của tế bào miễn dịch, giúp phòng bệnh khi thay đổi thời tiết.
Soup cà rốt: Cà rốt rất giàu beta-carotene. Khi vào cơ thể, beta-carotene được chuyển đổi thành vitamin A. Ngoài tác dụng hỗ trợ thị lực, vitamin A còn giữ "nhiệm vụ" giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt đồn trơn tru, khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, bạn có thể phòng ngừa bệnh cảm cúm, cảm lạnh cho bé hoặc nếu đã bị bệnh thì sẽ nhanh chóng hồi phục.
Trong trường hợp bé bị cảm lạnh kéo dài kèm theo những cơn ho, cảm lạnh khiến bé nôn trớ hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ và những sinh hoạt khác của bé thì nên đưa trẻ đi bác sỹ thăm khám.
Khi trẻ có các biểu hiện như ăn không ngon, ho kéo dài hơn một tuần mà dùng các biện pháp dân gian đều không đỡ, ghèn vàng nhiều trên mắt thì cũng nên đưa bé đi khám để được tư vấn. Không thể ngăn chặn được cảm lạnh ở bé nhưng việc chăm sóc bé hàng ngày có thể đẩy lùi được bệnh tật. Cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, vệ sinh tay sạch sẽ và luôn giữ cơ thể được ấm áp. Các bậc phụ huynh cũng có thể cho con sử dụng các loại thực phẩm chức năng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Lưu ý trước khi cho con dùng bất kỳ sản phẩm gì cũng nên hỏi ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.
Bình luận của bạn