Việc phẫu thuật để xử lý dị tật không hề đơn giản, tùy thuộc vào thể
trạng và mức độ dị tật của từng trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn thời gian phẫu thuật thích hợp. Tuy
vậy, thông thường thời điểm lý tưởng là phẫu thuật vá môi khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên
và có cân nặng bằng hoặc trên 5kg. Phẫu thuật vá vòm khi trẻ đạt 12 tháng tuổi trở lên
và có cân nặng bằng hoặc trên 10kg. Do trẻ còn quá nhỏ nên việc chăm sóc trẻ sứt
môi - hở vòm sau phẫu thuật là một việc làm rất quan trọng, quyết định sự thành bại
của ca mổ và sự lành thương nhanh hay chậm của bé. Ngoài việc dùng thuốc đúng chỉ định của
bác sĩ sau phẫu thuật, phụ huynh cần chú ý:
Không được điều trị kịp thời, trẻ có thể mắc nhiều căn bệnh hô hấp
|
- Sau khi phẫu thuật, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vết thương như: Giữ cho bàn tay của trẻ xa vết thương, không để trẻ chạm tay vào vết thương hay đưa vật cứng, đồ chơi vào vết thương.
- Đối với trẻ vá môi, cần giữ vết thương môi càng khô càng tốt. Mỗi lần vệ sinh miệng cho bé cần lau nhẹ bằng vải mềm.
- Đối với trẻ vá vòm, do trẻ lớn hơn nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn cứng như bánh quy, không cho trẻ ngậm đồ vật quá cứng.
Cách cho trẻ ăn:
- Sau khi phẫu thuật 1 tuần cần cho trẻ uống sữa bằng thìa (tuyệt đối không cho trẻ bú bình hay bú mẹ), có thể uống nước trái cây hay nước cháo loãng. Đối với trẻ còn nhỏ bú mẹ thì mẹ vắt sữa rồi cho trẻ uống bằng thìa.
- Sang tuần thứ hai sau khi phẫu thuật, ngoài duy trì các thức ăn trên, đối với trẻ lớn cho thể cho ăn cháo đặc với đầy đủ dưỡng chất như thịt, cá, trứng, rau, củ, quả,… Sang tuần lễ thứ 3 sau khi phẫu thuật, đối với trẻ lớn có thể cho trẻ ăn cơm nát nghiền nhỏ. 1 tháng sau khi phẫu thuật thì trẻ có thể ăn uống như bình thường.
Khi trẻ có những biểu hiện bất thường như: không ăn, khóc nhiều kèm theo sốt cao trên 38oC, tăng đỏ vùng vết thương, có dấu hiệu nhiễm khuẩn vết thương, khó thở. Xuất hiện lỗ hổng vùng vết thương mới vá cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.
Bình luận của bạn