Chế độ ăn giảm tác hại của hóa trị

Khi thực hiện hóa trị, nên đặc biệt lưu ý lựa chọn và chế biến thực phẩm

Bệnh nhân ung thư nên biết: Những thực phẩm tốt cho người hóa trị

Đột phá y học: Curcumin giúp điều trị ung thư tuyến tụy kháng hóa trị

Vitamin trong bia giúp giảm đau do hóa trị

Yoga giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu

Khi phải làm hóa trị, các tế bào bạch cầu trung tính - là những tế bào phản ứng đầu tiên trong việc chống nhiễm trùng - bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hầu hết các loại thuốc hóa trị. Giảm số lượng tế bào bạch cầu có thể dẫn đến nhiễm trùng. Chú ý ăn hoặc tránh một số loại thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trong khi hóa trị. 

Mặc dù một số nhà nghiên cứu tin rằng chế độ ăn ngăn ngừa giảm bạch cầu trung tính có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Tuy vậy, theo đề xuất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thực hiện theo chế độ ăn phòng ngừa giảm bạch cầu trung tính là điều bắt buộc để giảm rủi ro do hóa trị. 

Những điều nên làm khi thực hiện hóa trị

- Rửa tay cẩn thận: Hầu hết mọi người không rửa tay đúng cách và không sử dụng chất khử trùng tay để loại bỏ vi khuẩn. Khuyến nghị chung gồm: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn. 

- Tránh ăn thịt sống, rau sống.

- Tránh ăn chung thức ăn với người khác. 

- Không dùng chung dụng cụ ăn uống (như cốc uống nước, dao dĩa...) với người khác. 

- Luôn lau sạch quầy bếp, mặt bàn.

- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách. 

- Với những thực phẩm dễ hỏng, hãy ăn trong vòng 2 giờ. Trứng, kem, mayonnaise không nên để ở ngoài tủ lạnh quá 1 giờ. 

- Rửa kỹ trái cây và rau củ trước khi gọt vỏ hoặc thái. 

Rửa kỹ trái cây, rau củ trước khi chế biến là điều quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng

- Tránh ăn rau mầm sống. 

- Tránh mua rau củ quả cắt sẵn ở cửa hàng. 

- Sử dụng xà phòng và nước để rửa nắp hộp mua sẵn trước khi mở. 

- Sử dụng riêng thớt, dao khi chế biến thịt và rau củ. 

Những thực phẩm nên hạn chế 

- Thịt sống, hải sản sống.

- Các loạt hạt thô và tươi.

- Bất kỳ thực phẩm nào chứa trứng sống.

- Các loại phô mai mềm, phô mai không tiệt trùng. 

- Sữa và nước ép trái cây không tiệt trùng. 

- Bánh ngọt có chứa kem không được làm lạnh.

- Mật ong nguyên chất.

- Nước từ vòi, hồ, suối. 

- Nước bổ sung vitamin (một số loại vitamin và khoáng chất có thể can thiệp vào quá trình hóa trị). 

Ngoài việc xử lý thực phẩm an toàn, những người phải trải qua hóa trị cũng thường gặp một số vấn đề ảnh hưởng đến việc ăn uống của họ.

- Loét miệng: Nên chọn thực phẩm ít gây kích ứng miệng, tránh thực phẩm có múi hoặc có cạnh sắc nhọn (như bánh mì nướng). 

- Thay đổi vị giác: Một số loại thuốc hóa trị có thể khiến mọi thứ bạn ăn có vị kim loại. Chọn thực phẩm có hương vị mạnh và ăn bằng dụng cụ nhựa có thể hữu ích.

Hạn chế của chế độ ăn trung tính 

Quá trình hóa trị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự thèm ăn của người bệnh. Hạn chế nhiều loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến suy kiệt.

Vân Anh H+ (Theo verywellhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng