Chỉ số cơ thể (BMI) tăng cao kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Bất ngờ chuyện béo - gầy qua chỉ số BMI
Những “chỉ số biết nói” về cơ thể
Tăng 16% chỉ số hạnh phúc khi tham gia vào các hoạt động tình nguyện
Nên đo chỉ số đường huyết trước hay sau khi ăn?
Vô sinh: Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh đẻ, chỉ số BMI cao trên 25 có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, nếu đang có kế hoạch có con, bạn bần phải giảm chỉ số BMI bằng cách thay đổi lối sống.
Đái tháo đường type 2: Chỉ số BMI cao trên mức 25 khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Bạn nên kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên.
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp có liên quan mật thiết tới chỉ số BMI cao. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Vì vậy, hãy cố gắng để giảm chỉ số BMI bằng chế độ ăn ít natri và tăng cường tập thể dục.
Viêm xương khớp: Chỉ số BMI vượt quá mức 25 có thể dẫn đến tình trạng viêm xương khớp. Viêm xương khớp có thể gây đau khớp và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, hoạt động thể chất của bạn hàng ngày.
Ngưng thở khi ngủ: Chỉ số BMI cao cũng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ và luôn khiến bạn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày. Ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch và rút ngắn tuổi thọ của bạn.
Bạn có thể đo chỉ số BMI của mình TẠI ĐÂY!
Bình luận của bạn