- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bú mẹ trong khi tiêm có thể giúp bé giảm đau?
Mẹ bị ung thư vú có cho con bú được không?
Dùng kháng sinh khi đang cho con bú có bị mất sữa?
8 lợi ích sức khỏe mẹ thu được khi cho con bú
5 chú ý về tiêm chủng cho trẻ 1 tháng tuổi mẹ bầu cần đọc ngay!
Các nhà khoa học từ Đại học Ottawa (Canada) đã tổng hợp kết quả từ 6 nghiên cứu trên 547 trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, việc bú mẹ trong khi tiêm giúp làm giảm đau hiệu quả hơn so với việc cho bé uống nước, dung dịch đường ngọt hay bú sữa mẹ từ bình.
Theo đó, trẻ được bú mẹ trực tiếp chỉ khóc trong khoảng 14 giây đến 2 phút khi tiêm. Trẻ không được bú mẹ sẽ khóc trong khoảng 35 giây đến gần 3 phút. Trung bình, trẻ được bú mẹ khóc ít hơn khoảng 38 giây so với các trẻ khác. Trẻ được bú mẹ cũng giảm 1,7 điểm trên thang đo cơn đau dựa trên nét mặt và hành vi của trẻ.
Trẻ thường bị đau, sốc khi tiêm lần đầu
Theo các nhà nghiên cứu, việc cho trẻ bú có thể làm bé bị xao nhãng, xoa dịu bé, làm giảm thời gian bé khóc. Họ cũng cho rằng endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện tâm trạng) và tryptophan (một amino acid) có trong sữa mẹ có thể hoạt động như các loại thuốc giảm đau cho trẻ.
Trưởng nhóm nghiên cứu, PGS. Denise Harrison cho biết: "Cho con bú ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho bé còn mang lại nhiều lợi ích khác như giúp trẻ cảm thấy thoải mái, làm giảm đau. Endorphin và trytophan trong sữa mẹ cũng có thể có tác động nhưng hiện chúng tôi vẫn chưa rõ chính xác vai trò của chúng".
Thông thường trong năm đầu đời, trẻ cần được tiêm phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não. Tuy nhiên vẫn có nhiều phụ huynh bỏ qua các mũi tiêm này vì lo lắng con sẽ bị đau đớn, sợ tiêm sau này. PGS. Harrison nhấn mạnh việc cho con bú trong thời gian tiêm chủng không tốn chi phí cũng như không cần các thiết bị đặc biệt, do vậy phát hiện này có thể được ứng dụng trong quá trình tiêm chủng, giúp làm giảm cảm giác khó chịu cho trẻ và cả phụ huynh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã thay đổi hướng dẫn tiêm chủng vào năm 2015, khuyến khích cho con bú trong lần tiêm đầu tiên của trẻ, tùy thuộc vào nền văn hóa của từng quốc gia.
Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên cho con bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời, sau đó có thể vừa cho con bú vừa dần dần cho bé ăn dặm. Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường và các bệnh nhiễm trùng ở trẻ.
Bình luận của bạn