- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ lâu dài
Sẽ tiêm miễn phí vaccine phòng cúm, tiêu chảy, phế cầu, ung thư cổ tử cung
Zimbabwe bùng phát dịch sởi khiến 80 trẻ em tử vong
Phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ em
Những loại thực phẩm là “thủ phạm” gây ra dậy thì sớm ở trẻ em
Ngày 5/8, Bộ GD&ĐT đã ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trong đó, ngày tựu trường sớm nhất ở các địa phương là 22/8. So với năm học 2021-2022 chịu nhiều khó khăn do dịch COVID-19, năm nay diễn biến dịch đã bước sang trạng thái thích ứng linh hoạt. Một phần do chiến lược tiêm vaccine phòng COVID-19 đã được triển khai cho cán bộ, giáo viên và học sinh từ 5 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, theo Sở Y tế TP.HCM, thời gian gần đây, số trẻ nhập viện vì mắc COVID-19 đang tăng lên từng ngày, và tất cả các trường hợp hiện tại đều chưa được tiêm vaccine COVID-19. Ngoài lý do trẻ còn nhỏ chưa có chỉ định tiêm, vẫn có trẻ ở độ tuổi từ 5 - 15 tuổi chưa được tiêm (chiếm hơn 1/5 số lượng trẻ nhập viện).
Không chỉ tại TP.HCM, mà nhiều tỉnh, thành có tiến độ tiêm vaccine cho trẻ em còn chậm, có nơi tỷ lệ tiêm mũi 2 chưa đạt 15%. Trong khi đó, mục tiêu được đặt ra là từ nay đến hết tháng 8, hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Trẻ béo phì, trẻ có bệnh nền, bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch... khi mắc COVID-19 dễ chuyển biến nặng, nguy cơ cao gặp hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C). Chia sẻ với báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, tiêm vaccine COVID-19 không những có tác dụng giúp tránh bị hội chứng MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ bị MIS-C. Các gia đình cần liên hệ tới ngành y tế và giáo dục địa phương, đưa con đi tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi có thể.
Ngoài ra, trẻ em trong độ tuổi học đường, đặc biệt là trẻ mầm non và Tiểu học có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chưa có đủ ý thức để đảm bảo các biện pháp phòng bệnh nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm: Ho gà – bạch hầu – uốn ván, sởi – quai bị, thủy đậu. Thời điểm giao mùa Hè – Thu ở miền Bắc cũng làm trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm: Cúm (gần đây là cúm A), tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm màng não…
Biện pháp hữu hiệu để bảo vệ con trước các bệnh lây nhiễm và nguy cơ đồng mắc COVID-19 là tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch. Hiện nay, trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như các đơn vị tiêm chủng có sẵn vaccine phòng bệnh như: Vaccine phế cầu, cúm, ho gà - bạch hầu - uốn ván, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, viêm màng não, viêm não Nhật Bản...
Một số vaccine cần được tiêm nhắc lại (vaccine phòng cúm tiêm hàng năm, vaccine phòng viêm não Nhật Bản 3 năm một lần, vaccine phòng bạch hầu – ho gà – bại liệt cần nhắc lại mỗi 10 năm). Cha mẹ nên giữ gìn và ghi chép sổ tiêm chủng cho con đều đặn, đưa con đi tiêm theo tư vấn của chuyên gia y tế.
Mới đây, Chính phủ đồng ý lộ trình thêm 4 loại vaccine bao gồm: Vaccine phòng Rota, phế cầu, ung thư cổ tử cung và cúm mùa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia giai đoạn 2021-2030.
Bình luận của bạn