Chùm ngây là nguyên liệu trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Dầu chùm ngây: 6 lợi ích làm đẹp toàn diện cho da và tóc
Thực hư việc điều trị vô sinh nam bằng chùm ngây?
5 lợi ích của chùm ngây cho làn da
Bột lá chùm ngây - Bí quyết giảm cân hiệu quả!
Lợi ích sức khỏe của chùm ngây
Cây chùm ngây (tên khoa học Moringa oleifera) là loài cây bắt nguồn từ Ấn Độ và miền Đông châu Phi. Nhưng do thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, cây chùm ngây dễ trồng ở nước ta, được người dân sử dụng như rau ăn lá.
Tại nhiều quốc gia khác, mọi bộ phận của cây chùm ngây đều được sử dụng được, từ hạt, vỏ cây, rễ, nhựa, đến hoa và lá. Y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng lá và quả non của cây như dược liệu. Còn tại Bắc Mỹ, lá cây chùm ngây được chiết xuất thành thực phẩm chức năng dưới dạng viên hoặc bột.
Y học hiện đại cũng chứng minh cây chùm ngây có vô vàn giá trị dinh dưỡng, có thể kể đến:
Chứa nhiều dưỡng chất
Lá của cây chùm ngây là một trong những loại lá xanh giàu dinh dưỡng nhất, từ protein, các acid amino thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, trong chùm ngây còn chứa các vi chất quan trọng như calci, sắt, vitamin nhóm B, kali, magne, vitamin C. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung chùm ngây sẽ giúp tăng năng lượng và thúc đẩy trao đổi chất.
Hỗ trợ chống viêm
Chùm ngây chứa nhiều hoạt chất sinh học hỗ trợ chống oxy hóa, chống phản ứng viêm trong cơ thể. Nổi bật nhất là quercetin và isothiocyanate – 2 hoạt chất có tính chất chống viêm hiệu quả.
Tác dụng tích cực với “chuyện yêu”
Stress là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục. Trong khi đó, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, chùm ngây không chỉ giúp giảm "hormone căng thẳng" cortisol mà còn cải thiện nồng độ testosterone. Tuy nhiên, tiềm năng này của chùm ngây còn cần nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận.
Hỗ trợ ổn định đường huyết
Khi sử dụng như thực phẩm, lá cây chùm ngây đem lại nhiều tác dụng tích cực với chỉ số đường huyết. Các chuyên gia cho rằng, tính chất này là nhờ acid chlorogenic và isothiocyanate trong chùm ngây. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh tim mạch, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thêm chùm ngây vào chế độ ăn uống.
Cách sử dụng cây chùm ngây
Chùm ngây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng ở liều lượng quá lớn có thể gây các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hạn chế dùng chùm ngây, đặc biệt là phần rễ, vỏ và hoa của cây.
Bột chùm ngây có thể dùng để thêm vào các món sinh tố, soup hoặc salad, làm bánh, pha trà. Ngoài ra, khi sử dụng như rau, chùm ngây có thể nấu thành canh với thịt băm hoặc xào cùng thịt bò.
Liều lượng an toàn khi bắt đầu sử dụng bột chùm ngây là khoảng 1 thìa cà phê/ngày (dùng quá 70gr/ngày có thể gây hại). Bột chùm ngây cần bảo quản trong hộp kín, đặt ở nơi mát mẻ và tránh ánh nắng mặt trời.
Bình luận của bạn