- Chuyên đề:
- Bệnh tiêu chảy
Kỹ thuật FMT - “cấy ghép phân” sẽ là một chiến lược điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile
Trị tiêu chảy bằng bài thuốc dân gian
Bé bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày điều trị thế nào?
Làm gì khi bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh?
5 bí ẩn của hệ tiêu hoá
Trẻ tự kỷ dễ mắc bệnh đường tiêu hóa
Nhiễm khuẩn C. difficile và kỹ thuật FMT – “cấy ghép phân”
Trên Tạp chí Microbiome, các nhà khoa học đến từ Đại học Minnesota và Đại học Colorado-Boulder (Mỹ) cho biết, kỹ thuật FMT - “cấy ghép phân” sẽ làm thay đổi các vi khuẩn đường ruột theo chiều hướng tích cực của bệnh nhân điều trị nhiễm khuẩn C. difficile.
TS. Michael Sadowsky – Trưởng nhóm nghiên cứu, thuộc Viện Genomics, Đại học Minnesota và các đồng nghiệp chia sẻ, nhiễm khuẩn C. difficile ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trong năm 2011, loại vi khuẩn này nhiễm bệnh cho khoảng nửa triệu người và giết chết khoảng 29.000 người trong vòng 30 ngày kể từ khi họ được chẩn đoán nhiễm C. difficile ở Mỹ.
Vi khuẩn C. difficile được thải ra từ phân. Con người có thể bị nhiễm nó thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc gián tiếp thông qua các vật thể bị nhiễm chất thải này. Người bị nhiễm C. difficile thường có các triệu chứng như sốt, chán ăn, thường xuyên buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng...
Nhiễm C. difficile có thể được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn chống lại với kháng sinh điều trị, vì vậy kỹ thuật FMT – “cấy ghép phân” sẽ được khuyến khích để điều trị trong các trường hợp này.
FMT là kỹ thuật thu thập các vi sinh vật khỏe mạnh của người hiến tặng có sức khỏe hoàn toàn bình thường. Sau đó, phân được làm sạch các vi khuẩn có hại và được đặt vào ruột của người nhận thông qua phương pháp nội soi. Phương pháp này giúp bổ sung các vi khuẩn đường ruột "thân thiện" đã bị xóa sổ bởi vi khuẩn C. difficile. Từ đó giúp hệ thống tiêu hóa của người bệnh ổn định, giảm các triệu đau bụng, đầy hơi, buồn nôn…
Khuẩn C. difficile dưới kính hiển vi
FMT: Kỹ thuật điều trị nhiễm khuẩn C. difficile hiệu quả và lâu dài
TS. Sadowsky và các đồng nghiệp cho biết, ở nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các vi sinh vật phân khỏe mạnh được cấy bằng phương pháp FMT có tác dụng đặc hiệu trong việc chống lại vi khuẩn C. difficile. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra rõ FMT có tác dụng chống lại C. difficile được lâu dài hay không.
Do đó, để tìm ra câu trả lời, TS. Sadowsky đã lựa chọn ra 4 bệnh nhân có nhiễm trùng tái phát C. difficile. Sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh thất bại, tất cả bệnh nhân đều đã được lên kế hoạch điều trị thay thế bằng kỹ thuật FMT. Các nhà khoa học đã thu thập và đánh giá các mẫu phân từ các bệnh nhân bao gồm cả trước khi thực hiện kỹ thuật FMT và sau phẫu thuật 151 ngày. Đặc biệt, các mẫu này cũng được so sánh với 10 bệnh nhân khác có nhiễm trùng tái phát C. difficile và những người khỏe mạnh.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đánh giá những thay đổi trong thành phần của vi khuẩn đường ruột từ các mẫu phân của 4 bệnh nhân (trong suốt 151 ngày) và các mẫu phân từ những đối tượng kể trên. Họ phát hiện ra rằng các vi khuẩn đường ruột của người nhiễm C. difficile đã được “bình thường hóa” ngay sau khi làm thủ thuật FMT. Đặc biệt, những lợi khuẩn đường ruột của bệnh nhân được cấy ghép sau FMT vẫn khỏe mạnh cho đến 21 tuần. Chính vì vậy, TS. Sadowsky chia sẻ, kỹ thuật FMT hứa hẹn là phương pháp điều trị hiệu quả và lâu dài cho bệnh nhân nhiễm khuẩn C. difficile.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, cần theo dõi kỹ thuật FMT này kỹ hơn, xem có ảnh hưởng đến chức năng đường ruột hay không trước khi nó được khuyến cáo là phương pháp điều trị chuẩn cho người bị nhễm C. difficile. Tuy nhiên, TS. Sadowsky và các đồng nghiệp khẳng định, kỹ thuật FMT làm thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột theo chiều hướng có lợi, vì vậy yêu cầu từ phía FDA là không cần thiết.
Bình luận của bạn