- Chuyên đề:
- Bệnh tiêu chảy
Lá vú sữa trị bệnh tiêu chảy rất tốt
Làm gì khi bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh?
Tiêu chảy do rotavirus "vào mùa"
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
Mùa đông xuân: Đề phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ
Đau bụng tiêu chảy Đông y gọi là "hắc loạn", triệu chứng chủ yếu là nôn và tiêu chảy, lạnh bụng, cơ thể mệt mỏi, rêu lưỡi có màu khác thường. Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng những loại vỏ cây, lá cây, gia vị thông thường như những vị thuốc giúp trị tiêu chảy.
Một số vị thuốc thường dùng trị tiêu chảy
1. Hạt tiêu
Hạt tiêu có tính nóng, trừ hàn và hạn chế đi ngoài phân lỏng
Hạt tiêu có tên khoa học là Piper Nigrum, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Tiêu có vị cay, tính nóng, có tác dụng trừ hàn, làm ấm bụng, tiêu thực, giảm đau, khỏi nôn, hạn chế đi ngoài phân lỏng. Dùng liều thấp có tác dụng kích thích tiết dịch vị và kích thích hệ thần kinh, có tác dụng kháng khuẩn và tiệt trùng.
2. Cây sả
Sả là một trong những gia vị phổ biến ở Việt Nam. Theo Đông y, sả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, thông tiểu tiện. Trà từ cây sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, giảm đau dạ dày, bớt nóng trong và tiêu chảy, ngăn ngừa đầy hơi.
Cây sả hỗ trợ tiêu hóa, bớt nóng trong và tiêu chảy, ngăn ngừa đầy hơi
3. Lá vú sữa
Nhiều nước trên thế giới có kinh nghiệm dùng lá vú sữa làm thuốc trị tiêu chảy rất tốt.
4. Vỏ quýt khô (trần bì)
Trần bì càng để lâu càng tốt, thường dùng điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy.
Vỏ quýt (trần bì) thường dùng để điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy
5. Vỏ quế (quế nhục)
Vỏ quế có vị ngọt cay, tính nóng, thông huyết mạch, tăng nhiệt độ cơ thể, chữa các chứng trúng gió, hôn mê và bệnh dịch tả nguy cấp.
Nguyên nhân, triệu chứng và bài thuốc hay trị tiêu chảy
1. Tiêu chảy do hàn thấp
Triệu chứng: Người bệnh thường thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài phân loãng kèm nước trong, cơ thể mệt mỏi không muốn ăn uống, rêu lưỡi trắng nhạt.
Bài thuốc: Dùng 40gr củ riềng tươi thái lát mỏng và 80gr vỏ ổi đem sao qua rồi sắc đặc. Uống làm nhiều lần trong ngày thay trà rất tốt.
2. Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh
Triệu chứng: Đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng.
Bài thuốc: Lấy 5 lát gừng tươi, 6gr lá tía tô, củ sả (sao vàng) và vỏ quýt (sao thơm): Mỗi vị 20gr, đun hỗn hợp cùng 2 bát nước đến khi cạn còn một bát thì đổ ra uống lúc còn nóng.
3. Tiêu chảy do thấp nhiệt
Triệu chứng: Hễ đau bụng là đi tiêu chảy ngay, phân ra sắc vàng, mùi khẳm, tiểu tiện ít và đỏ, khát nước, rêu lưỡi vàng nhạt.
Bài thuốc: Sắn dây 30gr, rau má 8gr, lá và bông mã đề 20gr, cam thảo dây 12gr. Tất cả đem rửa sạch, giã giập, cho vào ấm, đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml. Người lớn chia 2 lần uống, trẻ em tùy tuổi chia 3 - 4 lần. Có thể tán giập, ngâm vào phích uống dần trong ngày.
4. Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn
Triệu chứng: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn.
Bài thuốc: Dùng 16gr vỏ quýt, 16gr gừng khô, 100gr gạo rang cháy sắc đặc chia uống dần nhiều lần trong ngày.
Để phòng ngừa tiêu chảy, trước hết cần phòng ngừa bằng cách ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, hợp vệ sinh. Nếu trường hợp tiêu chảy cấp, mất quá nhiều nước cần phải đưa người bị tiêu chảy cấp đến bệnh viện ngay, không nên chậm trễ bởi cơ thể mất nước quá nhiều có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa tiêu chảy do nhiễm khuẩn
Các phương pháp phòng ngừa tiêu chảy
- Uống nước đun sôi để nguội, không uống nước lã; Không ăn thức ăn đã ôi thiu, biến chất; Chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhằm ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
- Chế biến thực phẩm sống và chín bằng dụng cụ riêng biệt, đun sôi, nấu chín các thực phẩm từ động vật hoặc hải sản, cả những chế phẩm từ sữa.
- Cách ly những người mắc tiêu chảy, nhất là với những người bị bệnh lỵ cần cách ly một tuần, sau khi các triệu chứng đã biến mất, cần tiệt trùng dụng cụ ăn uống và diệt trùng chăn màn của người bệnh.
Bình luận của bạn