Chuyên gia chỉ dẫn điều trị cúm đúng cách tại nhà

Nên tiêm phòng cúm mỗi năm đề ngăn ngừa mắc bệnh này

Bổ sung loại vitamin thường bị thiếu vào mùa Đông có thể giúp ngăn ngừa cúm

Ngoài rửa tay và tiêm phòng, làm thế nào để ngăn ngừa cúm?

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đau chân sau cảm cúm?

Có nên tiêm phòng cúm khi bị dị ứng trứng?

Theo Bác sỹ Vanessa Raabe hiện đang công tác tại Trung tâm vaccine của NYU Langone (Mỹ), dưới đây là một số kiến thức điều trị cúm và chăm sóc bệnh nhân cúm tốt nhất mà bất cứ ai cũng cần phải nắm được để vượt qua mùa cúm này:

1. Đừng bỏ đói bản thân

Cúm có thể gây ra chán ăn (đôi khi kèm theo cơn buồn nôn), vì vậy bạn không nên tự ép mình, nhưng bạn cũng không được nhịn ăn. Khi bị cúm, hãy ăn nếu bạn cảm thấy đói. Ăn gì đó có thể giúp đường huyết ổn định và đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì, uống gì để nhanh khỏi cảm cúm?

2. Giữ nước

Khi bị cúm, uống nhiều nước còn được đánh giá là quan trọng hơn việc ăn. Bởi lẽ, cúm gây sốt cao và mất nước nghiêm trọng.

Bạn có thể uống nước lọc, trà, sữa, nước canh, nước hầm xương… để cung cấp thêm nước cho cơ thể.

3. Đi khám ngay khi có thể

Đối với bệnh cúm, việc khám ngay trong 48 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất là điều quan trọng. Điều này rất cần thiết để phân biệt cảm lạnh và cúm. Khi bị cảm lạnh, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện dần dần: Đau họng kéo dài 2 ngày, sau đó là nghẹt mũi và ho. Nhưng với bệnh cúm, bạn có thể bắt đầu cảm thấy các triệu chứng xảy ra rất đột ngột, bao gồm sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, cùng với nghẹt mũi và ho hoặc đau họng.

Có một số loại thuốc giúp rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng, nhưng chúng thực sự phát huy hiệu quả lớn nhất nếu bạn uống trong 2 ngày đầu tiên.

4. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ

Tamiflu là thuốc trị cúm hiệu quả nhất, giúp ngăn chặn virus cúm tạo ra các bản sao trong tế bào, từ đó ngăn lây lan virus sang các tế bào khác. Nó được đánh giá là khá an toàn, nhưng chỉ được uống liên tiếp trong tối đa 5 ngày và tác dụng phụ là gây buồn nôn.

Mới đây, lần đầu tiên sau gần 20 năm, cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép lưu hành một loại thuốc trị cúm mới mang tên Xofluza. Cơ chế hoạt động của Xofluza hơi khác một chút, nó ngăn chặn virus tự sao chép. Tuy nhiên, nó vẫn có thể có tác dụng không mong muốn là buồn nôn, chưa được phê duyệt sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi hoặc phụ nữ mang thai.

Nếu bạn không thể đi khám ngay, bạn có thể uống một số loại thuốc không cần kê đơn để giảm các triệu chứng cụ thể, như Ibuprofen (như Advil) và Acetaminophen (Tylenol) giúp hạ sốt và giảm đau.  Các loại thuốc khác có thể làm giảm tắc nghẽn. Tuy nhiên, phần lớn các loại thuốc trị ho lại không thực sự hiệu quả khi bạn bị cúm.

Lưu ý, những người bị cúm chắc chắn nên tránh Aspirin. Nhiều bệnh nhân cúm sử dụng Aspirin đã mắc phải một tình trạng gọi là hội chứng Reye, gây phù não và suy gan. Tốt nhất, hãy tham vấn bác sỹ để dùng thuốc trị cúm an toàn nhất.

5. Nghỉ ngơi

Hãy ngủ và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt khi bị cúm để giúp cơ thể hồi phục nhanh. Đồng thời, bạn hãy cách ly với mọi người nhiều nhất 7 ngày để ngăn ngừa bệnh cúm lây lan.

Đối với những người yêu thể thao, hãy chờ cơn sốt biến mất ít nhất 24 tiếng mới nên tập luyện trở lại. Tốt nhất, nên lắng nghe cơ thể để biết được bạn đã sẵn sàng tập luyện trở lại hay chưa, nếu cơ bắp vẫn còn đau, bạn hãy nghỉ ngơi thêm và chờ tới khi các triệu chứng cúm biến mất hẳn.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp