Chạy bộ sao cho khỏe?

Các chuyên gia khuyến khích chạy bộ đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe

Người béo phì có thể tham gia hiến máu không?

Podcast: Tắm ngay sau khi chơi thể thao: Sảng khoái nhưng nguy hại

Những lưu ý giúp trẻ chơi thể thao an toàn, ngừa chấn thương

Podcast: Nguy cơ đột quỵ khi gắng sức chơi thể thao

Mới đây, tại một giải chạy marathon ở Hà Nội, một vận động viên nam 34 tuổi bất ngờ ngã gục, ngưng tim khi gần về vạch đích. Trước đó, ngày 23/3, một vận động viên tham dự Giải siêu Marathon Việt Nam 2024 (Vietnam Ultra Marathon 2024) qua đời tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Điều này khiến nhiều người yêu thích bộ môn này lo ngại nguy cơ đột quỵ, ngưng tim trên đường chạy.

Trong tọa đàm trực tuyến do báo Dân Trí tổ chức, BS. Ngô Tiến Thái - chuyên gia tim mạch tham gia điều hành y tế cho nhiều giải chạy marathon cho biết: “Về số liệu, tỷ lệ xảy ra biến cố tim mạch rất thấp, 1/10.000 vận động viên chạy marathon. Tuy nhiên, khi đã xảy ra thường có xu hướng nặng, vì nền tảng trường hợp đó đã có vấn đề như bệnh lý tim mạch tiềm ẩn.”

BS. Thái thông tin thêm, đột tử có thể xảy ra với cả những vận động viên chuyên nghiệp. Trên thế giới từng có vận động viên đạt thành tích rất cao, nhưng chẳng may gặp yếu tố thời tiết bất lợi trong một giải chạy nên bị đột tử. Sau đó, ngành y tế phát hiện họ có bệnh tim tiềm ẩn như cơ tim phì đại.   

Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an toàn, cải thiện sức khỏe khi chạy bộ trong tọa đàm trực tuyến - Ảnh: Báo Dân Trí

Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an toàn, cải thiện sức khỏe khi chạy bộ trong tọa đàm trực tuyến - Ảnh: Báo Dân Trí

Đồng quan điểm, anh Vũ Việt Dũng – huấn luyện viên chính của CLB Vietnam Ultra Trail từ năm 2022, đồng thời cũng là tiến sĩ khoa học dữ liệu cho rằng: “Theo nghiên cứu, tỷ lệ đột tử ở cộng đồng chạy bộ thấp hơn cộng đồng còn lại. Chạy bộ giống như tiêm liều vaccine tăng cường sức khỏe người dân, tiêm vaccine có tỷ lệ biến chứng nhất định, chạy bộ cũng thế.”

HLV Việt Dũng nhấn mạnh, chạy bộ có thể thực hiện mọi nơi mọi lúc với thiết bị đơn giản. Bộ môn này làm tăng sức mạnh cơ bắp, đồng thời đem lại nhiều lợi ích với hệ tim phổi, giúp tinh thần sảng khoái hơn. Nếu ngừng chạy bộ vì sợ các biến cố trên đường chạy, thì biết đâu số lượng người có khả năng đột tử hay tử vong vì những nguyên nhân khác còn tăng nhiều lần.

Không chỉ chạy bộ, mà đi bộ hay tập bất cứ môn thể thao nào đều cần vừa sức và an toàn. Với kinh nghiệm tham gia nhiều giải chạy địa hình, HLV Việt Dũng gợi ý: “Người chạy bộ cần cảm nhận sự gắng sức và nhịp tim bằng cách tập luyện hàng ngày, trong nhiều tình huống khác nhau để hiểu được cơ thể chính mình.”

Về quan điểm y tế, BS. Thái chia sẻ hầu hết các bác sĩ mong muốn bệnh nhân có thể tập thể dục thể thao ở mức độ phù hợp, thậm chí cả bệnh nhân tim mạch tùy giai đoạn bệnh.

Tuy nhiên, để tránh biến cố không may trong giải đấu thì cần sự chuẩn bị kỹ từ chính bản thân người chạy lẫn sự phối hợp của ban tổ chức. Các chuyên gia gợi ý, người chạy để cải thiện sức khỏe hay thi đấu cũng cần khám sức khỏe, tránh tập trong thời tiết cực đoan.

Trong khuôn khổ tọa đàm, hai chuyên gia còn giải đáp nhiều thông tin hữu ích giúp đảm bảo an toàn, cải thiện sức khỏe khi chạy bộ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch