- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Nhiệt độ lạnh hơn có thể làm tăng nguy cơ đau tim cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác
Cùng Tạp chí Sức khỏe+ chăm trẻ khỏe mạnh suốt mùa Thu
Podcast: Mùa Thu có cần thoa kem chống nắng?
Công thức nước trái cây tăng cường miễn dịch cho mùa Thu
Năm học mới bắt đầu cũng là thời điểm chuyển mùa từ Hè sang Thu. Ông Lee Cartwright, một chuyên gia chăm sóc khỏe tại Anh, tiết lộ một số vấn đề sức khỏe dễ gặp trong mùa Thu mà bạn cần lưu ý.
1. Cục máu đông
Máu có xu hướng đặc và dính hơn khi thời tiết lạnh, điều này làm cho cục máu đông dễ xuất hiện hơn.
“Những thay đổi về nhiệt độ do di chuyển từ không khí lạnh ngoài trời vào phòng ấm buộc cơ thể chúng ta phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức khoảng 37,5 độ. Điều này có thể làm máu đặc lại, từ đó dễ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Một số dấu hiệu cảnh báo cục máu đông bao gồm: Sưng, đau, nhạy cảm, đỏ ở cánh tay và chân”, ông Lee Cartwright cho biết.
2. Các vấn đề hô hấp
Không khí lạnh có thể khiến đường thở co lại và gây khó thở, đặc biệt nếu bạn bị hen suyễn hoặc viêm phế quản mạn tính. Theo ông Lee Cartwright, thời tiết lạnh cũng tạo điều kiện lý tưởng cho một số loại virus đường hô hấp lây lan, như cúm hay cảm lạnh thông thường. Những loại virus này có thể gây kích ứng phổi và đường thở, từ đó gây ra các triệu chứng ho, khó thở, hắt hơi, đau họng, sốt…
3. Các vấn đề về tim
Thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và tuần hoàn như đau tim, đột quỵ. “Khi nhiệt độ giảm, các mạch máu ở da và các chi sẽ co lại để cản trở nhiệt thoát ra ngoài. Điều này làm tăng áp lực lên hệ tuần hoàn, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, gây ra tình trạng tăng nhịp tim, huyết áp. Điều này làm căng thẳng đáng kể cho tim, đặc biệt với những người bị đau thắt ngực”, ông Lee Cartwright giải thích.
4. Đau khớp
Các chuyên gia cho rằng, những thay đổi về áp suất khí quyển do nhiệt độ giảm có thể khiến các cơ, gân và mô xung quanh khớp giãn ra, co lại hoặc dày lên, dẫn đến đau khớp. Ngoài ra, các dây thần kinh và mạch máu ở tứ chi co lại khi trời lạnh, làm giảm lưu lượng máu khiến các khớp trở nên đau cứng hơn.
5. Giảm khả năng miễn dịch
Nhiệt độ lạnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Theo ông Lee Cartwright, việc hít thở không khí lạnh hoặc khô có thể ảnh hưởng đến chất nhày trong mũi và cổ họng, từ đó làm giảm khả năng ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, thời tiết lạnh còn kích hoạt hormone căng thẳng, có thể ức chế hệ thống miễn dịch và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bình luận của bạn