- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Hộp nhựa với mẫu mã đa dạng là sự lựa chọn của nhiều chị em để đựng cơm trưa văn phòng
Giảm cân – cách tốt nhất để phòng rung nhĩ
Các thực phẩm gây tăng nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi không?
Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn nhịp tim
Nhiều chị em muốn tự tay chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm để ăn trưa tại văn phòng. Họ cũng không quên chọn mua các loại hộp nhựa có mẫu mã đẹp để tô điểm thêm cho bữa ăn của mình. Trào lưu này tưởng an toàn nhưng lại ẩn chứa nguy cơ lớn đối với sức khỏe, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những chất hóa học độc hại trong hộp nhựa có thể là thủ phạm gây rối loạn nhịp tim.
Bisphenol-A và nguy cơ rối loạn nhịp tim
Bisphenol-A (BPA) là một hóa chất có trong chai nhựa, bao bì và hộp nhựa đựng thực phẩm.
Các nghiên cứu cho thấy BPA trong hộp nhựa có thể ngấm vào thực phẩm và điểm đến cuối cùng của nó chính là cơ thể con người. BPA được chứng minh là có hại cho sức khỏe bởi nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, vô sinh cũng như các vấn đề khác. BPA còn nổi tiếng độc hại vì có thể gây rối loạn hormone nghiêm trọng. Chỉ một lượng nhỏ BPA cũng đủ gây rối loạn nhịp tim – một bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Hiểu được tính chất nghiêm trọng của vấn đề, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thậm chí còn cấm sử dụng BPA để sản xuất bình sữa trẻ em.
Tại Mỹ, BPA bị cấm sử dụng làm bình sữa trẻ em
Kể từ khi tác hại của BPA đối với sức khỏe được “lật tẩy”, các nhà sản xuất bắt đầu loại bỏ BPA trong các sản phẩm làm bằng nhựa, tạo ra sản phẩm “BPA-free”.
Tuy nhiên, khi loại bỏ BPA, các sản phẩm làm bằng nhựa cũng chưa chắc đã an toàn! Nguyên nhân là do BPA sẽ được thay thế bằng một hóa chất khác, đó là Bisphenol-S (BPS). BPS cũng có khả năng xâm nhập vào cơ thể người giống như BPA.
BPS cũng làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim!
Đồ nhựa làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Environmental Health Perspectives, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên kết giữa BPS với tình trạng rối loạn nhịp tim.
Các nhà nghiên cứu đã cho chuột thí nghiệm tiếp xúc với BPS ở mức thấp tương đương với lượng có trong chai nhựa, hộp nhựa. Sau khi tiếp xúc, nhịp tim của chuột cái tăng lên, điều này không thấy ở các con chuột đực. Nhóm nghiên cứu đang tiến hành phân tích kỹ hơn để tìm hiểu nguyên nhân cho sự khác biệt về giới tính này. Tuy nhiên, rõ ràng là BPS có ảnh hưởng tới nhịp tim và có thể gây rối loạn nhịp tim. Vì thế, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe nói chung và phòng bệnh tim mạch nói riêng là không sử dụng chai, lọ, hộp nhựa để đựng thực phẩm.
Bạn có thể sử dụng hộp cơm bằng thủy tinh, sành, sứ hoặc inox để đảm bảo có những bữa ăn an toàn đúng nghĩa!
Kim Chi H+
Bình luận của bạn