8 mẹo nhỏ giúp bạn có căn bếp sạch tinh

Căn bếp sạch giúp bữa cơm thêm ngon

6 mẹo giúp người nội trợ giảm thiểu rác thải nhà bếp

6 mẹo nhà bếp giúp bảo quản giúp rau củ quả lâu hơn

Những lỗi thường gặp khi sử dụng thớt

Đừng để nhà bếp là nơi ẩn chứa những mầm bệnh đe dọa sức khỏe!

Dọn dẹp khu vực bàn bếp

Nếu gia đình bạn có bàn bếp, hãy chia bàn bếp thành từng khu vực với mục đích sử dụng riêng. Tại mỗi khu vực, bạn sẽ chỉ lưu trữ, bảo quản những dụng cụ, thiết bị nấu ăn cần thiết và được sử dụng thường xuyên nhất: Nồi cơm điện, gia vị nấu ăn…

Giữ tủ lạnh sạch sẽ

Nếu bạn thường xuyên thấy thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng trong tủ lạnh, hãy thay đổi thói quen mua sắm và bảo quản thực phẩm. Lựa chọn thực phẩm phù hợp với thói quen ăn uống của gia đình bạn, dùng hết các món ăn cũ, sắp hết hạn trước khi mua thêm. Bạn có thể lập danh sách thực phẩm và hạn sử dụng, dán lên cánh cửa tủ lạnh để theo dõi dễ dàng hơn.

Lập ra hệ thống phân loại rác thải

Người nội trợ cần chủ động phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải nhà bếp

Người nội trợ cần chủ động phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải nhà bếp

Nhà bếp là nơi dễ tích lũy rác thải sinh hoạt của cả gia đình trong quá trình nấu ăn. Vì thế, để giữ nhà bếp gọn gàng, bạn nên có kế hoạch phân loại và xử lý rác thải ngay tại nguồn.

Bạn có thể chia rác thải nhà bếp thành: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải khác. Bao bì thực phẩm làm từ giấy, nhựa cứng, vỏ lon làm bằng kim loại nên được rửa sạch, để khô và cho vào thùng rác tái chế. Với rác hữu cơ như vỏ rau củ, thực phẩm thừa, bạn có thể đầu tư thùng ủ rác để biến chúng thành phân bón cho cây trồng.

Lau dọn ngay khi nấu ăn

Để công việc dọn dẹp nhà bếp không tồn đọng và chất thành núi vào cuối tuần, bạn nên tạo thói quen lau dọn ngay khi có thể. Trong lúc nấu ăn, bạn có thể dọn rác, rửa bát đũa đã sử dụng để không gian bếp thoáng mát, đỡ bừa bộn. Bạn cũng nên dành thời gian lau bụi và dầu mỡ bám trên các mặt phẳng (mặt bếp, lò vi sóng, trên tường) trong thời gian chờ thực phẩm chín.

Giữ miếng rửa bát sạch sẽ

Miếng rửa bát tích tụ nhiều vi khuẩn, cần được làm sạch kỹ càng

Miếng rửa bát tích tụ nhiều vi khuẩn, cần được làm sạch kỹ càng

Các dụng cụ rửa bát như miếng bọt biến là nơi lý tưởng cho vi sinh vật trú ngụ và sinh sôi. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, việc sử dụng miếng rửa bát sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình bạn. 

Vì thế, cứ vài ngày, bạn có thể làm ướt miếng rửa bát (mút, vải), cho vào lò vi sóng, để ở nhiệt độ cao trong 1 phút để diệt khuẩn. Bạn cũng có thể ngâm miếng rửa chén vào nước sôi, hoà cùng 1/2 cốc giấm trắng và 3 muỗng canh muối, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Thay miếng rửa bát mới 2 tuần/lần.

Vệ sinh bồn rửa bát

Bồn rửa bát cũng là nơi tiềm ẩn vô số vi khuẩn và mầm bệnh nếu không được lau dọn thường xuyên. Bạn có thể dùng các nguyên liệu dễ tìm như giấm, nước cốt chanh hoặc baking soda để vệ sinh bồn rửa bát hàng ngày.

Cất bát đĩa đã khô

Phơi khô bát đũa, dụng cụ ăn uống trước khi cất đi để sử dụng lần sau

Phơi khô bát đũa, dụng cụ ăn uống trước khi cất đi để sử dụng lần sau

Để nhà bếp gọn gàng, bạn nên cất bát đĩa, dụng cụ ăn đã rửa sạch, phơi khô (dù là rửa bằng máy rửa bát) vào đúng vị trí. Nên đặt úp mặt bát xuống mặt kệ hoặc đặt đứng, nghiêng, để nước còn đọng lại bên trong chảy xuống. Cách làm này giữ cho bát đĩa sạch, khô và ngăn côn trùng xâm nhập vào bên trong. Chỉ vài phút sắp xếp bát đĩa sẽ giúp không gian nhà bếp thông thoáng hơn hẳn.

Không quên quét nhà

Sàn nhà bếp là nơi tích tụ vụn thức ăn, bui bẩn, lông thú cưng… Nếu bạn không thường xuyên hút bụi, quét sạch sàn nhà bếp, nhà bếp của bạn sẽ trở nên bừa bộn, thu hút côn trùng và nhiều mầm bệnh. Vì thế, bạn có thể chuẩn bị một chiếc chổi và khay hót rác nhỏ, đặt ở đằng sau tủ lạnh để dễ dàng quét sàn khi cần.

 
Quỳnh Trang (Theo The Spruce Eats)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp