- Chuyên đề:
- Suy tim
Covid-19 có thể gây ra những ảnh hưởng gì tới trái tim?
Hẹp động mạch phổi: Căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới suy tim
Người bị tăng huyết áp nên ăn trái cây gì để kiểm soát bệnh
Các loại thảo dược giúp khắc phục tình trạng mỡ máu cao
Bị nhồi máu cơ tim: Ăn uống thế nào để ngăn ngừa tái phát?
Các chuyên gia Trung Quốc nhận thấy rằng, trong số 416 người bệnh nhập viện vì Covid-19 nặng, có 82 người (gần 20%) bị tổn thương cơ tim. Trong số những người bị tổn thương cơ tim này, khoảng 51% đã tử vong.
Một nghiên cứu khác của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ biến chứng ở những bệnh nhân mắc Covid-19 phải nhập viện là 12%. Các chuyên gia, bác sỹ từ Bệnh viện Renmin, thuộc Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) cảnh báo rằng, tổn thương tim là môt trong những biến chứng phổ biến nhất ở người bệnh Covid-19, đặc biệt là với những người vốn đã mắc các bệnh tim mạch nền. Những người bệnh bị tổn thương tim do Covid-19 cũng phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao “bất ngờ”.
Trước thông tin này, các chuyên gia từ Đại học Tim mạch (Mỹ) đã ban hành hướng dẫn lâm sàng cho các bác sỹ tim mạch, nhấn mạch nguy cơ rủi ro tiềm ẩn cho những người mắc bệnh tim mạch nền. Đồng thời, các bác sỹ cũng được yêu cầu sẵn sàng hộ trợ trong việc chăm sóc các bệnh nhân Covid-19 tiến triển nặng, có nguy cơ tổn thương tim.
Người bệnh tim mạch nên cảnh giác hơn với dịch Covid-19
Bác sỹ Thomas Maddox từ Đại học Tim mạch (Mỹ) cho biết: “Chúng tôi dự đoán những người có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch sẽ gặp rắc rối nếu mắc Covid-19. Do đây vẫn là một căn bệnh mới, chúng tôi vẫn chưa thực sự hiểu rõ phải làm sao để kiểm soát tốt nhất các biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch cho những người mắc bệnh. Hiện tại, chúng tôi vẫn đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, cũng như các thiết bị tiêu chuẩn cho những người bệnh Covid-19 với biến chứng tim mạch”.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng bệnh. Bác sỹ Thomas Maddox cho biết, những người mắc các bệnh tim mạch, người từng bị đau tim/đột quỵ trong quá khứ là những người có “nguy cơ cao” nếu mắc Covid-19. Những đối tượng nên nên tự chủ động, cảnh giác hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân.
Để bảo vệ mình trước tình trạng dịch Covid-19 đang lây lan trong cộng đồng, bạn nên cố gắng hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, cố duy trì giãn cách xã hội nếu buộc phải ra ngoài, chú ý rửa tay thường xuyên, khử trùng các bề mặt bạn hay chạm vào…
Người bị tăng huyết áp có cần lo lắng?
Theo nghiên cứu trên của Trung Quốc, trong số 82 người bệnh Covid-19 bị tổn thương tim có 60% bị tăng huyết áp, khoảng 30% mắc bệnh mạch vành đã được chẩn đoán trước đó và gần 15% người bị suy tim mạn tính.
Hiện các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn liệu người bị tăng huyết áp (nhưng không có bệnh tim mạch nền khác) có thuộc vào nhóm có nguy cơ cao hay không. TS. Elliott Antman từ Bệnh viện Brigham and Women's (Mỹ) cho biết, rất khó để biết liệu tăng huyết áp đơn thuần có phải là yếu tố dẫn tới các tổn thương tim hay không.
Tuy nhiên, những người bị tổn thương tim sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn hẳn so với người chỉ mắc Covid-19 (51% so với 4,5% tương ứng). Do đó, các chuyên gia khuyên người bị tăng huyết áp cũng không nên lơ là, mất cảnh giác.
Tại sao virus corona có thể gây tổn thương tim?
Các chuyên gia nghi ngờ rằng, nguyên nhân của điều này có thể do phản ứng của hệ miễn dịch với virus corona. Theo đó, nếu hoạt động miễn dịch vượt khỏi tầm kiểm soát, chúng có thể gây ra tình trạng “bão cytokine” (cytokine storm), gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân thứ hai có thể là do với những người mắc bệnh tim mạch nền, tình trạng căng thẳng chung do nhiễm trùng có thể gây tổn thương cho cơ tim.
Bác sỹ Thomas Maddox cho biết, cũng không thể bỏ qua tình huống Sars-CoV-2 xâm nhập trực tiếp vào trái tim, thông qua việc bám vào các thụ thể ACE2 trong các tế bào. Những thụ thể này không chỉ được tìm thấy trong phổi, mà còn có mặt tại nhiều nơi khác trong cơ thể, bao gồm cả trái tim và đường tiêu hóa.
Đã có một số suy đoán về việc các loại thuốc huyết áp phổ biến (như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin) có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khẳng định rõ ràng, do đó người bệnh tim mạch tuyệt đối không nên tự ý ngừng hoặc giảm liều thuốc. Các chuyên gia cảnh báo, ngừng hoặc giảm liều thuốc sẽ khiến bạn kiểm soát huyết áp, kiểm soát bệnh tim không tốt và điều này còn mang tới nhiều mối nguy hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Usnews)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.
Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn