WHO: Làm sao để sống chung với COVID-19 mà không cần phong tỏa?

Chuyên gia WHO Soumya Swaminathan - Ảnh: AFP

WHO cảnh báo nguy cơ viêm gan cấp tính nặng không rõ nguyên nhân ở trẻ

WHO: COVID-19 vẫn là mối nguy hiểm lớn, không nên mất cảnh giác

WHO: Tiếp tục theo dõi các biến thể COVID-19 XE Omicron và XD

WHO đưa ra kế hoạch chấm dứt giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19

Theo Livemint, nhấn mạnh về đại dịch vẫn chưa kết thúc, Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Soumya Swaminathan lưu ý rằng hiện tại chủng Omicron BA.2 đang chiếm ưu thế trên toàn thế giới và một số biến thể khác như XE, BA.4 và BA.5 cũng đã đang "nổi lên".

Vì vậy, theo bà Soumya Swaminathan, điều cần thiết lúc này là duy trì tất cả các quy tắc phòng dịch COVID-19 để hạn chế sự lây lan của virus.

Chuyên gia WHO cho rằng, sẽ không cần phải áp dụng các biện pháp "khóa chặt" trong tương lai nữa, mà thay vào đó là tất cả mọi người nên đeo khẩu trang thường xuyên như một biện pháp phòng ngừa.

"Trong những ngày đầu của đại dịch, không có cách nào khác để ngăn chặn hiệu quả virus lây lan ngoài các biện pháp phong tỏa, khóa chặt. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đã có các phương tiện thử nghiệm tốt hơn, vaccine và nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả khác. Vì vậy, chúng ta sẽ không cần phải áp dụng các biện pháp khóa chặt "thô bạo" như trước đây".

Trong một cuộc phỏng vấn với Navabharat Times, bà Swaminathan khẳng định, COVID-19 là một loại virus lây lan qua đường không khí mà ở những nơi không gian kín, đông đúc và có hệ thống thông gió kém sẽ đều có nguy cơ mắc bệnh. "Vì vậy, nếu COVID-19 còn tồn tại thì tốt nhất nên duy trì sự thận trọng" - bà Swaminathan nói.

Trưởng nhóm khoa học WHO Soumya Swaminathan cũng đưa ra các biện pháp phòng ngừa COVID-19 trong tương lai như sau:

- Tất cả mọi người nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, nguy cơ lây lan dịch bệnh có thể giảm đáng kể.

- Những người có các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, ho...thì nên ở nhà và rửa tay sát khuẩn thường xuyên.

- Tiêm chủng đầy đủ vẫn là cách bảo vệ tốt nhất để chống lại nguy cơ mắc bệnh nặng. “Đối với những trường hợp virus lây lan nhanh như Omicron, chúng tôi thấy rằng rất khó để ngăn chặn sự lây nhiễm, nhưng có thể ngăn chặn những trường hợp tử vong do tiêm vaccine" - bà Swaminathan khẳng định.

- Khi bị mắc COVID-19 và tình trạng bệnh tiến triển, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời.

Trước đó, theo Reuters, vào tháng 2/2022, chia sẻ với phóng viên khi đến thăm 1 cơ sở sản xuất vaccine COVID-19 ở Nam Phi, Trưởng nhóm khoa học WHO Soumya Swaminathan cũng cho biết: "Chúng ta đã chứng kiến ​​virus tiến hóa, đột biến, vì vậy chúng tôi biết rằng sẽ có nhiều biến thể hơn, nhiều biến thể đáng lo ngại hơn. Bởi vậy, chúng ta vẫn chưa phải ở thời điểm kết thúc của đại dịch".

 
Hiệp Nguyễn (Theo Livemint)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn