- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường type 2 có phải tiêm insulin không?
Đi khám đường huyết 7,6mmol/L đã bị đái tháo đường chưa?
Đái tháo đường: Đường huyết cao, mất ngủ phải làm sao?
Làm sao người bệnh đái tháo đường nhận biết được dấu hiệu biến chứng?
Đái tháo đường biến chứng mắt có khôi phục hoàn toàn được không?
Các chuyên gia nội tiết - đái tháo đường từ Consultant360, trang tư vấn thông tin Y tế đa ngành (Mỹ) trả lời:
Chào bạn!
Trên thực tế, tùy vào từng người bệnh đái tháo đường mà việc tiêm insulin có cần thiết hay không. Với người bệnh đái tháo đường type 1, việc tiêm insulin là bắt buộc bởi cơ thể người bệnh không thể tự sản sinh được hormone này.
Với đái tháo đường type 2, bệnh đặc trưng bởi tình trạng mất dần chức năng của tế bào beta tuyến tụy. Do đó, hầu hết người bệnh đái tháo đường type 2 cuối cùng cũng sẽ phải điều trị bằng insulin.
Đây là một điều hết sức bình thường theo tiến triển của bệnh. Do đó, người bệnh không nên coi việc tiêm insulin đồng nghĩa với điều trị thất bại.
Với câu hỏi “có mức đường huyết cụ thể bao nhiêu thì phải tiêm insulin hay không”, câu trả lời là không. Việc tiêm insulin - giống như các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường khác - nên được bắt đầu và điều chỉnh dần để người bệnh đái tháo đường đạt được mục tiêu HbA1C phù hợp.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, trước đây, các chuyên gia khuyến cáo chỉ số HbA1C của người bệnh đái tháo đường không được vượt quá 8%. Điều này tạo ra động cơ để thúc đẩy trong điều trị.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc miễn cưỡng điều trị như vậy lại khiến người bệnh đái tháo đường gặp nhiều gánh nặng hơn, đường huyết tăng cao và nguy cơ biến chứng cũng sớm hơn.
Do đó, các hướng dẫn mới hơn khuyến nghị việc điều trị nhằm đạt được mục tiêu HbA1C cá nhân hóa theo nhu cầu của từng người bệnh (thường là dưới 7% với đa số bệnh nhân).
Nếu chỉ số HbA1C của người bệnh tăng cao hơn mục tiêu và không đáp ứng với 2 thuốc hạ đường huyết dạng uống trở lên, các bác sĩ có thể đưa ra thay đổi trong hướng điều trị (có thể là bắt đầu tiêm insulin) để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết quá mức.
Tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài không chỉ làm tăng nguy cơ biến chứng mà còn có thể đẩy nhanh tốc độ tiến triển của bệnh đái tháo đường. Do đó, nếu bác sĩ chỉ định cần tiêm insulin, bạn đừng lo lắng mà nên tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ.
Dĩ nhiên việc tiêm insulin cũng gặp phải một số khó khăn như quá trình dùng thuốc phức tạp, gây đau. Tiêm insulin cũng làm tình trạng hạ đường huyết quá mức xảy ra thường xuyên hơn so với sử dụng thuốc uống. Do đó, lời khuyên cho bạn là nếu hiện tại bạn chưa cần tiêm insulin, hãy cố gắng kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, HbA1C để trì hoãn việc phải tiêm thuốc.
Bên cạnh có một chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt khoa học, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng thảo dược hỗ trợ giúp người bệnh đái tháo đường trì hoãn được phải tiêm insulin một cách lâu hơn. Người bệnh nên chọn một số thảo dược hỗ trợ chuyên sâu về kiểm soát đường huyết như lá xoài, lá neem, hoàng bá…
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Vi Bùi (Theo Consultant360)
Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi của bạn. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn đừng ngần ngại liên hệ đến chuyên gia theo số: 0981.238.218 để được giải đáp nhanh nhất.
TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết
Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.
TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn