Dán móng tay giả ngày càng được nhiều người yêu thích
Triệu chứng ở móng tay cảnh báo bệnh nguy hiểm
Nguyên nhân móng ngả màu vàng?
Điều cần biết trước khi làm móng đón Tết
Cách chăm sóc và làm đẹp móng tay tại nhà
Run tay khi làm nail, cải thiện như thế nào?
Ngày càng có nhiều người sử dụng phương pháp làm đẹp dán móng tay giả vì chúng có giá cả phải chăng, mang đến sự tiện lợi và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên theo Lauren Penzi, bác sĩ da liễu của MDCS (Medical Dermatology & Cosmetic Surgery) có cơ sở hành nghề ở New York, Mỹ, mặc dù phương pháp dán móng tay giả là một lựa chọn thuận tiện và nhanh chóng, nhưng nó cũng có những nhược điểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe móng của bạn.
Nguy cơ dị ứng, kích ứng
Theo bác sĩ Penzi, không hiếm trường hợp bị dị ứng với keo dán móng dùng để gắn móng giả trực tiếp vào móng thật. Các thành phần kết dính phổ biến trong keo dán móng gây phản ứng dị ứng và kích ứng, bao gồm: Tosylamide, acrylate, vinyl và polyesters. Những phản ứng này thường dẫn đến tình trạng da mẩn đỏ và ngứa rát.
Bác sĩ Jasmine Rana, giám đốc phòng khám các bệnh rối loạn về móng tại hệ thống y tế Stanford Health Care (Mỹ) cũng cho rằng bệnh chàm ở tay – da có vảy và ngứa – cũng có thể xảy ra và đôi khi tình trạng này có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Bà Rana cũng khuyến cáo nếu cảm thấy khó chịu, ngứa, châm chích hoặc nóng rát khi dán móng tay, bạn phải tìm đến bác sĩ da liễu vì có thể bạn đang gặp phản ứng dị ứng hoặc tình trạng kích ứng.
Nguy cơ nhiễm trùng
“Nấm men, vi khuẩn và các loại sinh vật khác có thể bị mắc kẹt bên dưới móng tay và điều này có thể xảy ra chỉ bởi các biện pháp làm sạch, vệ sinh đơn giản hàng ngày như rửa tay vì móng nhân tạo bị lỏng ra”, bác sĩ Rana giải thích.
Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị cho hầu hết các bệnh nhiễm trùng móng tay nhưng không phải tất cả các loại bệnh nhiễm trùng đều có thể chữa trị khỏi.
Bác sĩ Rana nói: “Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của nhiễm trùng, nó có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn mà không thể đảo ngược bằng phương pháp điều trị với thuốc kháng nấm hoặc kháng khuẩn.”
“Chúng ta thường thấy điều này xảy ra trong các trường hợp nhiễm nấm móng, chẳng hạn như khi bề mặt móng dày lên và bong ra khỏi nền móng. Việc điều trị bằng thuốc kháng nấm có thể loại bỏ được nấm, nhưng đôi khi tình trạng dày và phồng của móng vẫn còn. Điều này có thể tạo ra một chu kỳ tái nhiễm vì móng tay giờ đây dễ bị mầm bệnh xâm nhập hơn”, nữ bác sĩ cho biết thêm.
Quá trình loại bỏ móng giả có thể dẫn đến các vấn đề như móng bị hư hỏng hoặc giòn móng
Theo bác sĩ Penzi, tổn thương móng có thể gây đau đớn và dẫn đến móng bị yếu đi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể khiến bề mặt móng tách ra khỏi giường móng - phần mô mềm nằm bên dưới bề mặt móng, có chứa nhiều mạch máu nhỏ giúp cho móng có màu hồng.
Ngoài ra, việc tháo móng tay giả có thể khiến móng giòn và gãy móng. Các dụng cụ cần thiết để hòa tan lớp keo dán móng tay cũng có thể gây hại, dẫn đến các vấn đề như kích ứng hoặc dị ứng.
Bình luận của bạn