Vì sao mệt mỏi nhưng không ngủ được?

Buồn ngủ nhưng không ngủ được do đâu?

Nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ do thiếu ngủ

Tránh ăn rau này trong bữa tối để ngăn đầy hơi ban đêm

Ăn chocolate trước khi ngủ có hại thế nào?

Cách giúp người đái tháo đường có giấc ngủ ngon

Căng thẳng

Sự căng thẳng sau một ngày dài có thể là nguyên nhân cản trở giấc ngủ chất lượng. Bà Lauri Leadley - Chủ tịch và nhà giáo dục lâm sàng về giấc ngủ tại Valley Sleep Center, Arizona, Mỹ, cho biết, một trong những "thủ phạm" phổ biến nhất gây mất ngủ là căng thẳng. Bà cho rằng khi cơ thể đã quá mỏi mệt và muốn có một giấc ngủ, nhưng bạn vẫn trằn trọc không ngủ được, đó có thể do tâm trí chưa sẵn sàng nghỉ ngơi. Bộ não có thể đang bị "mắc kẹt" trong nhiều vòng lặp suy nghĩ về công việc hoặc cuộc sống thường ngày. Tình trạng này dần dần sẽ dẫn đến chứng mất ngủ kéo dài.

Bạn nên dành chút thời gian trước khi đi ngủ để tham gia các hoạt động giảm căng thẳng và giúp thư giãn (như thiền, tập thở sâu, tắm nước ấm, nghe nhạc thư giãn dễ ngủ...), tránh các chất kích thích như đồ ngọt và caffeine.

Dành quá nhiều thời gian nhìn màn hình

Bác sĩ gia đình Monique May - người sáng lập Physician in the Kitchen, cho biết, tất cả các thiết bị điện tử đều phát ra ánh sáng và tạo tiếng ồn có thể gây khó chịu, đồng thời việc kích thích não liên tục khiến bạn khó thư giãn trước khi ngủ, gây tỉnh táo và xao nhãng, phá vỡ chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Theo BS. May, bạn không nên sử dụng thiết bị điện tử trên giường hoặc ngay trước khi đi ngủ.

Không có thói quen đi ngủ nhất quán

Các chuyên gia đều cho rằng, một trong những cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ là thiết lập thói quen đi ngủ cố định. Việc hình thành thói quen ngủ nhất quán không thể thực hiện một sớm một chiều, bạn nên bắt đầu từ từ, nên đặt lời nhắc trên điện thoại hoặc đồng hồ trước khi ngủ 1 đến 2 giờ để báo hiệu cơ thể đã đến lúc thư giãn. Thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn và ngủ khi thấy buồn ngủ. Bạn cũng nên thức dậy vào cùng thời điểm mỗi ngày.

Uống nhiều đồ uống có cồn

Tuy ban đầu, việc uống đồ uống có cồn có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng cuối cùng sẽ làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể, khiến bạn có khả năng thức dậy vào giữa đêm. Đồ uống cò cồn cũng có nguy cơ làm gia tăng các vấn đề hô hấp và tiểu đêm nhiều hơn. Để có giấc ngủ chất lượng, bạn nên dừng lạm dụng đồ uống có cồn vào buổi tối.

Môi trường ngủ kém

Nhiệt độ và ánh sáng phòng có mối liên quan mật thiết tới giấc ngủ của bạn

Nhiệt độ và ánh sáng phòng có mối liên quan mật thiết tới giấc ngủ của bạn

Môi trường ngủ kém chẳng hạn như quá nóng, quá lạnh, ồn ào hoặc quá sáng, đều khiến bạn khó ngủ. Phòng ngủ nên mát mẻ và yên tĩnh, điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp dao động từ 20-25 độ C là nhiệt độ lý tưởng để có giấc ngủ ngon, trang bị rèm cửa để ngăn ánh sáng, tắt tivi, chuẩn bị thiết bị tạo tiếng ồn trắng để át đi tiếng ồn bên ngoài.

Vẫn còn caffeine trong cơ thể

Hấp thu caffeine có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, đặc biệt khi uống gần giờ đi ngủ, thậm chí ngay cả khi uống buổi trưa hoặc chiều do caffeine tồn tại trong cơ thể đến vài giờ. Caffeine được tìm thấy trong cà phê, trà xanh, nước có gas, chocolate, bạn nên tránh những thực phẩm này vào cuối ngày.

Ăn nhiều trước khi ngủ

BS. May cho biết, ăn một bữa lớn trước khi đi ngủ gây gián đoạn giấc ngủ vì dạ dày bắt đầu tiêu hóa thức ăn và cũng làm tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày hay ợ chua. Thay vào đó, bạn nên ăn tối sớm hơn khi có thể. Nếu ăn muộn, bạn chỉ nên ăn nhẹ, ăn trong chánh niệm và dừng ăn trước khi cảm thấy thực sự no.

Ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ gây gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng. Đây là tình trạng tắc nghẽn đường thở, dẫn đến ngủ ngáy và có thể khiến người mắc không nhận được đủ oxy. Cơ thể khi không nhận đủ oxy sẽ đánh thức bạn dậy để thở bình thường trở lại, điều này khiến giấc ngủ kém chất lượng, gây mệt mỏi và đau đầu vào ngày hôm sau. 

 
Nguyễn Thanh (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp