- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Đan sâm, Đỏ ngọn là hai dược liệu quý trong Đông y
Hẹp động mạch vành nên điều trị thế nào?
Điều trị bệnh mạch vành như thế nào?
Làm thế nào phòng ngừa tái hẹp mạch vành sau đặt stent?
Làm sao để phát hiện bệnh mạch vành?
Cây Đỏ ngọn
Trong số các thảo dược được dùng làm thuốc, Đỏ ngọn được sử dụng khá lâu trong việc hỗ trợ điều trị tim mạch, điển hình là bệnh mạch vành. Cây Đỏ ngọn ở Việt Nam có 5 loài, trong đó loài Cratoxylum prunifolium thường thấy mọc tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam.
Đan sâm được dùng trong điều trị bệnh tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy cây Đỏ ngọn chứa các nhóm hoạt chất flavonoid, acid hữu cơ, saponin, tanin… có tác dụng triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch - nguy cơ chính gây ra bệnh mạch vành. Nghiên cứu bằng phương pháp xét nghiệm đông máu huyết tương, dịch chiết từ lá cây Đỏ ngọn có tác dụng kháng đông, ngăn ngừa rối loạn đông máu, lưu thông tuần hoàn. Một số nghiên cứu ở Thái Lan và Trung Quốc cũng cho thấy loài này có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, chống oxy hóa và đóng vai trò tiềm năng trong bảo vệ mạch máu khỏi những tác động bất thường hoặc tổn thương. Ngoài ra, thành phần trong cây Đỏ ngọn cũng có khả năng thúc đẩy hỗ trợ hệ thần kinh, tăng khả năng hình thành phản xạ có điều kiện.
Dựa trên những nghiên cứu đó, cây Đỏ ngọn được xem là dược liệu quý để bào chế dưới dạng viên, thuốc thang, trà để sử dụng điều trị theo hướng chống cục máu đông, chống xơ vữa động mạch - nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành.
Đan sâm
Đan sâm (Salvia multiorrhiza Bunge) còn gọi là Huyền sâm, Xích sâm. Theo tài liệu cổ, Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, quy tâm và can, có tác dụng trục huyết ứ, hoạt huyết, rút mủ, lên da non, thông kinh, cường tráng. Cổ nhân thường nói “Nhất vị đan sâm , cộng đồng tứ vật thang” có nghĩa là một vị Đan sâm cũng có tác dụng ngang với cả bài Tứ Vật Thang (một phương thuốc bổ huyết kinh điển của Đông y).
Đan sâm là dược liệu quý được dùng để điều trị bệnh tim mạch
Nghiên cứu hiện đại cho thấy Đan sâm có tác dụng rất tốt trên tim mạch: Làm giãn mạch và tăng lưu lượng động mạch vành tim, cải thiện vi tuần hoàn, phòng chống tích cực tình trạng thiếu máu và hoại tử cơ tim, nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy, điều chỉnh rối loạn lipid máu, ức chế và làm chậm quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống đông máu…
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Bình luận của bạn