Tỷ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng đáng báo động
Tiết lộ sốc: 96,2% trẻ dưới 8 tuổi nhiễm vi khuẩn HP do thói quen của người lớn
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày
Cảnh báo cách thức lây lan của vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày
Kháng sinh là phác đồ "đầu tay" để tiêu diệt vi khuẩn HP. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng thì vi khuẩn HP sẽ có những biến đổi để chống lại cơ chế tác dụng của chính kháng sinh đó. Vi khuẩn HP sau khi đã biến đổi có khả năng vô hiệu hóa tác dụng của các loại kháng sinh trong phác đồ điều trị HP, gọi là vi khuẩn HP kháng thuốc.
Tình trạng vi khuẩn HP kháng kháng sinh hiện nay ở Việt Nam
Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng
Theo các chuyên gia tiêu hóa, việc điều trị vi khuẩn HP trước đây khá dễ dàng với phác đồ điều trị HP gồm 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Tỷ lệ diệt trừ thành công có thể lên tới trên 95%, trong khi tỷ lệ diệt trừ thành công HP đạt 90% đã được coi là một phác đồ điều trị hiệu quả. Nhưng từ năm 2003 đến năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ vi khuẩn HP thành công với phác đồ chuẩn giảm còn 62,5%. Dự đoán đến năm 2019 con số này sẽ còn giảm hơn nữa.
Cũng theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản, tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gia tăng đáng báo động là nguyên nhân gây thất bại ở các phác đồ điều trị HP thông thường.
Sở dĩ việc điều trị triệt để vi khuẩn HP trên thực tế rất khó khăn là bởi vi khuẩn chỉ cần kháng lại một loại kháng sinh trong phác đồ điều trị thì coi như việc điều trị sẽ thất bại hoàn toàn. Nếu không kịp thời thay thế bằng phác đồ khác, người bệnh sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: Nhiễm vi khuẩn HP, uống thuốc, kháng thuốc, bệnh nặng thêm rồi lại tiếp tục uống thuốc.
Nguy hiểm hơn khi đến một lúc nào đó, vi khuẩn HP kháng được mọi loại thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ phải chung sống cả đời với nó. Đồng nghĩa với việc sẽ phải đối mặt với những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu, các ổ viêm loét ở dạ dày không được kiểm soát dẫn tới nguy cơ xuất huyết phải cấp cứu ngoại khoa và cuối cùng là ung thư đường tiêu hóa.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến tỷ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc tăng cao?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng này, nhưng phổ biến nhất phải kể đến:
- Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị HP: Điều này xảy ra khá phổ biến, khi bệnh nhân điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP gây ra tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng đã hết (vi khuẩn HP vẫn chưa hết) hoặc quên uống thuốc trong quá trình điều trị. Chính điều đó đã tạo cơ hội cho vi khuẩn HP có cơ hội tồn tại và kháng thuốc.
- Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh: Có thể thấy nhiều người khi mắc các bệnh thông thường như viêm họng, cảm cúm… đã sử dụng quá nhiều loại thuốc kháng sinh, điều này vô tình giúp vi khuẩn HP được tiếp xúc với các loại kháng sinh đáng lẽ ra đã có thể tiêu diệt được chúng. Tuy nhiên để tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày thì thuốc đó phải sử dụng với liều cao hơn, kéo dài hơn so với điều trị nhiễm khuẩn thông thường. Dần dần theo thời gian, vi khuẩn HP đã tiếp xúc với kháng sinh đó sẽ phát triển cơ chế để "né" tránh tác động của thuốc kháng sinh và đề kháng hoàn toàn với kháng sinh.
- Dễ dàng mua bán kháng sinh: Việc mua bán kháng sinh để điều trị bệnh dễ dàng tại tất cả các điểm bán thuốc, quản lý tư vấn bán thuốc, đặc biệt là thuốc kê đơn tại các nhà thuốc còn lỏng lẻo... điều này dẫn tới tình trạng HP kháng thuốc gia tăng nhanh chóng.
Xem thêm: Cách nhận biết vi khuẩn HP kháng thuốc và cách điều trị vi khuẩn HP
Nhận biết vi khuẩn HP kháng thuốc như thế nào?
Để xác định liệu vi khuẩn HP có kháng thuốc hay không, bác sỹ thường áp dụng phương pháp kháng sinh đồ. Quy trình như sau:
Bước 1: Trước hết người bệnh cần nội soi dạ dày và lấy sinh thiết mảng dạ dày có chứa vi khuẩn HP.
Bước 2: Nuôi cấy vi khuẩn HP trong mảnh sinh thiết ở môi trường đặc biệt cho vi khuẩn phát triển.
Bước 3: Tiến hành thử độ nhạy của các loại kháng sinh khác nhau với vi khuẩn HP. Nếu vi khuẩn vẫn phát triển được trong môi trường nuôi cấy kháng sinh thì chứng tỏ chúng đã kháng loại kháng sinh này và không nên sử dụng thuốc này để điều trị nữa.
Làm kháng sinh đồ phát hiện vi khuẩn HP kháng thuốc giúp người bệnh có được một phác đồ điều trị chuẩn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Giải pháp mới điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc
Liệu có phải nhiễm HP kháng thuốc đồng nghĩa với bạn phải chung sống suốt đời với loại vi khuẩn này, ngày ngày chịu đựng sự khó chịu từ các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản và xa hơn là nguy cơ ung thư dạ dày?
Khoa học hiện đại đã tìm ra giải pháp mới cho những bệnh nhân nhiễm HP kháng thuốc. Giáo sư Tiến sỹ Christine Lang – Nhà vi sinh người Đức đã nghiên cứu và sáng chế thành công PylopassTM. PylopassTM là chủng duy nhất hiện nay có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, PylopassTM không có tính kháng như kháng sinh do đó hiệu quả diệt HP là rất cao.
Đến nay, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu PylopassTM đang được lưu hành ở hơn 50 nước trên thế giới như Pylopass Forte của Đức, Helinorm của Nga, PyloPlex® 200 của Australia và ở Việt Nam là DeHP.
Với cơ chế hoàn toàn không phụ thuộc vào mức độ kháng kháng sinh của HP, PylopassTM là hy vọng mới cho những bệnh nhân đau dạ dày lâu ngày không khỏi, viêm loét dạ dày tái đi tái lại nhiều lần và trẻ dưới 8 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP.
Nguyên Hương H+
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website dehp.vn
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN. Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Bình luận của bạn