"Cân đo" lợi ích của dầu cá và dầu hạt lanh với bệnh khô mắt

Dầu cá và dầu hạt lanh hỗ trợ điều trị khô mắt: Loại nào tốt hơn?

Dầu cá vs. Dầu hạt lanh: Loại dầu tốt cho người ăn chay?

Dầu nhuyễn thể và dầu cá: Đắt hơn thì sẽ tốt hơn?

Dầu cá, calci gây ung thư tuyến tiền liệt?

Top 10 sản phẩm dầu cá Omega-3 tốt nhất của Mỹ

Bổ sung dầu cá hoặc dầu hạt lanh hàng ngày có thể làm giảm khô mắt và các khó chịu khác ở mắt như bỏng rát, châm chích, mẩn đỏ và rối loạn thị giác. Vì lý do này, nhiều bác sỹ nhãn khoa tại Mỹ đã và đang khuyến khích bệnh nhân sử dụng kết hợp dầu cá hoặc dầu hạt lanh với thuốc điều trị khô mắt. Các nghiên cứu cũng cho thấy, acid béo Omega-3 trong dầu cá và dầu hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là: "Cùng chứa acid béo Omega-3, dầu cá hay dầu hạt lanh tốt hơn?". Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Dầu hạt lanh với bệnh khô mắt

Bởi lợi ích đối với bệnh khô mắt của dầu cá và dầu hạt lanh đều đến từ Omega-3 nên trước hết, ta cần hiểu Omega-3 là gì. Omega-3 là một acid béo, được chia làm ba loại: Docosahexanoic acid (DHA), eicosapentaenoic acid (EPA) alpha-linolenic acid (ALA). Dầu hạt lanh chỉ chứa ALA với hàm lượng cao. Trong quá trình tiêu hóa, một lượng nhỏ ALA (5%) được chuyển đổi thành EPA và DHA - hai loại Omega-3 khác có khả năng bảo vệ tất cả các tế bào của cơ thể.

Dầu hạt lanh có sẵn ở dạng viên nang và dạng lỏng. Mặc dù viên nang có vẻ thuận tiện hơn cho việc sử dụng nhưng phải uống một lượng lớn viên nang mỗi ngày mới có đủ hiệu quả trong việc điều trị khô mắt. 

Giá trị dinh dưỡng của dầu hạt lanh có thể dễ dàng bị phá hủy bỏi ánh sáng, nhiệt độ và oxy. Vì thế, nếu mua dầu hạt lanh dạng lỏng, bạn nên chọn loại dầu ép lạnh và bảo quản trong tủ lạnh.

Bạn cũng có thể thay thế dầu hạt lanh bằng hạt lanh tươi nghiền, sử dụng đến đâu nghiền đến đó để không bị mất Omega-3.

Gợi ý một vài sản phẩm thực phẩm chức năng cho mắt chứa dầu hạt lanh: TheraTears Nutrition (Advanced Vision Research), Dry Eye Formula (EyeScience) and Tears Again Hydrate (Ocusoft).

Dầu cá với bệnh khô mắt

Dầu cá và các loại cá béo (như cá hồi, cá ngừ và cá mòi) là nguồn tuyệt vời của Omega-3 để bảo vệ não bộ và sức khỏe đôi mắt.

Dầu cá có chứa các acid béo Omega-3 chuỗi dài (EPA và DHA), cơ thể cần các acid béo này để duy trì các chức năng quan trọng, trong đó có thị lực. Ngược lại, ALA trong hạt lanh và một số loại thực vật khác là acid béo chuỗi ngắn, nhưng có thể chuyển đổi thành EPA và DHA trong cơ thể.

Cá hồi nướng là một nguồn tuyệt vời của acid béo omega-3 để chống khô mắt.

Cũng như dầu hạt lanh, dầu cá cũng có sẵn dạng lỏng và viên nang, trong đó, dầu gan cá tuyết là một nguồn tuyệt vời của EPA và DHA. Một cách thú vị hơn để bổ sung dầu cá cho cơ thể là ăn cá ít nhất ba lần mỗi tuần, các loại cá giàu EPA và DHA bao gồm: Cá hồi, cá ngừ, cá bơn...

Gợi ý một vài sản phẩm thực phẩm chức năng cho mắt chứa dầu cá: TheraTears Nutrition (Advanced Vision Research), BioTears (Biosyntryx) và HydroEye (ScienceBased Y tế).

Dầu cá hay dầu hạt lanh tốt hơn?

Bởi vì bản thân dầu cá đã chứa DHA và EPA, trong khi dầu hạt lanh phải mất thêm công đoạn chuyển đổi từ ALA sang AHA và EPA, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên cáo nên sử dụng dầu cá thay vì dầu hạt lanh.

Tuy nhiên, dầu cá không phải lúc nào cũng tốt hơn dầu hạt lanh, bạn cần cân nhắc trong các trường hợp sau:

- Nếu bạn là người ăn chay, dầu hạt lanh có thể là sự lựa chọn phù hợp hơn.

- Xét về góc độ kinh tế, ăn hạt lanh tươi rẻ hơn nhiều so với việc bổ sung dầu cá hoặc dầu hạt lanh.

- Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xếp hạng acid béo Omega-3 trong dầu cá đang ở mức GRAS (Generally Regarded as Safe - Gần như là an toàn). Tuy nhiên, dầu cá có thể gây đau bụng và tiêu chảy ở một số người, đặc biệt là khi dùng liều cao. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm ợ nóng, trào ngược acid dạ dày, đầy hơi, đau bụng. Nguy cơ gặp tác dụng phụ có thể giảm nếu bạn dùng dầu cá trong bữa ăn và bắt đầu sử dụng với liều thấp. Ngoài ra, dầu cá có thể để lại vị tanh trong miệng.

Một số người lo ngại rằng dầu cá có thể chứa thủy ngân, nhưng các thử nghiệm trên TPCN dầu cá cho thấy nó chứa rất ít hoặc không chứa thủy ngân. Tuy nhiên, dù là dầu cá hay dầu hạt lanh, bạn đều nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bởi chúng có thể tương tác với một số thuốc điều trị khác.

Kim Chi H+ (Theo AllAboutVision)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất