Cha mẹ chớ chủ quan với những dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ!

Cha mẹ cần phát hiện sớm những dấu hiệu, triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ em để kịp thời điều trị

7 cách đơn giản giúp giảm đau dạ dày và ngừa táo bón hiệu quả

Tại sao căng thẳng gây đau dạ dày?

Đau bụng ở trẻ em: Đâu là nguyên nhân?

Stress có gây đau bụng ở trẻ?

Nguyên nhân trẻ em mắc bệnh viêm dạ dày

Do căng thẳng, áp lực học tập

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm dạ dày. Nhiều trẻ không có thời gian giải trí, nghỉ ngơi và vui chơi vì lịch học dày đặc. Từ đó khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng, về lâu về dài gây ra bệnh về dạ dày - tá tràng.

Trẻ áp lực học tập, căng thẳng kéo dài rất dễ dẫn tới bệnh viêm dạ dày

Do ăn uống không đảm bảo

Trẻ thường thích đồ ăn nhanh, bánh kẹo, đặc biệt là đồ ăn vặt bán ở cổng trường hay dọc đường đi học. Những thực phẩm này có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là Helicobacter pylori (HP). HP là vi khuẩn sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày mạn tính.

Triệu chứng, dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ em

Đau bụng

Khi trẻ bị đau bụng, các phụ huynh thường nghĩ trẻ bị đau bụng do giun và chủ quan không cho trẻ đi khám. Vì vậy, đến khi phát hiện bệnh đã trở nặng và khó có thể chữa trị, thậm chí có trường hợp trẻ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Bố mẹ cần chú ý nếu trẻ bị đau bụng thất thường và tái đi, tái lại, đau bụng trước hoặc sau bữa ăn. Vị trí đau dạ dày của trẻ thường ở trên rốn hoặc quanh rốn. Trẻ cũng có thể bị đau dạ dày vào ban đêm, đau âm ỉ kéo dài, có lúc đau dữ dội hàng chục phút.

Trẻ bị viêm dạ dày thường đau bụng xung quanh rốn

Đầy hơi, khó tiêu

Trẻ bị viêm dạ dày thường thấy đầy hơi, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu trẻ còn quá nhỏ sẽ không thể nói ra được những triệu chứng này. Vì vậy, mẹ cần để ý đến các dấu hiệu như bé hay bị ho, ợ chua, ợ hơi (do dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản). Từ đó mẹ có thể sớm phát hiện bệnh của trẻ để kịp thời khám chữa.

Chán ăn, mệt mỏi

Trẻ bị viêm dạ dày sẽ chậm tăng cân do ăn ít, chán ăn và có thể bị nôn ói thường xuyên. Nhiều bố mẹ thường chủ quan, cố tình thúc ép con ăn có thể khiến bệnh tình của trẻ càng nặng hơn và gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Ngoài ra, có một vài dấu hiệu khi trẻ bị viêm dạ dày nặng như: Da xanh xao, nhợt nhạt, lòng bàn tay bàn chân trắng nhợt, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung…

Nôn liên tục

Trẻ bị viêm dạ dày, có vấn đề về đường ruột sẽ dễ bị nôn. Việc nôn liên tục cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Một số trẻ bị viêm dạ dày nặng có thể sẽ nôn ra máu, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu phát hiện trẻ thường xuyên buồn nôn hoặc nôn trước và sau bữa ăn, mẹ nên cho trẻ đi khám 

Phân đen, có máu

Nhiều trẻ em bị viêm dạ dày có thể bị xuất huyết bao tử, khiến trẻ đi ngoài phân đen hoặc có máu tươi. Vì vậy bố mẹ cũng nên chú ý hơn đến phân của trẻ để có thể sớm phát hiện bệnh.

Chế độ ăn cho trẻ em viêm dạ dày

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bao gồm vitamin, khoáng chất cần thiết từ các loại trái cây và rau củ, như khoai lang, khoai tây… 

- Bổ sung đầy đủ protein từ thịt nạc, lườn gà, trứng, sữa…

- Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhỏ đã được nấu chín, có thể nghiền nát thức ăn cho trẻ

- Nếu trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Đối với trẻ lớn, không nên cho trẻ ăn cơm chan canh vì như vậy trẻ sẽ lười nhai và nuốt luôn, gây ảnh hưởng đến dạ dày

- Hạn chế cho trẻ ăn rau có lá, có nhiều chất xơ

- Không nên cho trẻ vừa ăn vừa uống trong bữa cơm

- Không nên cho trẻ em uống đồ uống có gas.

An Thu H+ (Tổng Hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa