Cơn đau tim thường xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm
Bác sĩ đưa ra 8 lời khuyên giúp tránh đau tim ở tuổi 60
2 món ăn nhẹ giảm cholesterol, ngừa nguy cơ đau tim
Làm sao để biết bạn đang có cơn nhồi máu cơ tim?
7 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Đau tim là tình trạng dùng để chỉ chung các cơn đau vùng ngực tại vị trí có trái tim, thường do bệnh lý liên quan đến tim gây nên. Phần lớn người bệnh mô tả cơn đau này là cảm giác nhói trong tim, căng tức ở ngực, hoặc có cơn đau thắt ở tim.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, ước tính có khoảng 805.000 người bị đau tim mỗi năm tại quốc gia này, phần lớn trong số họ có thể đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo quan trọng.
Một số triệu chứng rõ ràng nhất của một cơn đau tim đang diễn ra bao gồm đau, tức hoặc nặng ngực, chóng mặt, mệt mỏi bất thường, khó thở, nhịp tim không đều (loạn nhịp tim)... Khi xuất hiện các triệu chứng này có thể bạn đang cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Trong khi hầu hết mọi người đều quen thuộc với các dấu hiệu phổ biến, Tiến sĩ Bhavini Shah của Nhà thuốc Lloyd's có trụ sở tại Anh đã chia sẻ với trang Daily Mail về một số triệu chứng khó nhận biết hơn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh tim, bao gồm: Sưng chân, thay đổi màu mắt và ngón tay dùi trống.
“Giảm lượng chất béo nạp vào là một cách hiệu quả không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành mà còn giúp giảm huyết áp và mức cholesterol”, Tiến sĩ Bhavini Shah nói.
Ngón tay dùi trống
Ngón tay dùi trống là dấu hiệu của tình trạng lưu thông máu kém, khiến móng tay và đầu ngón tay trông tròn, to ra. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, tình trạng này xảy ra khi nồng độ oxy trong máu thấp, không cung cấp đủ đến các chi của cơ thể. Ngoài cảnh báo bệnh tim tiềm ẩn, ngón tay dùi trống cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột, xơ gan và bệnh celiac.
Thay đổi màu mắt
Vòng màu trắng hoặc xám xung quanh mống mắt (phần tròng đen bao quanh con ngươi), được gọi là arcus senilis (đục rìa giác mạc), cảnh báo mức cholesterol cao trong máu, có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Theo tiến sĩ Bhavini Shah, trên thực tế có khoảng 45% những người trên 40 tuổi và 70% những người trên 60 tuổi sẽ phát triển dấu hiệu này xung quanh bên ngoài mống mắt của họ.
Sưng chân
Khi tim không thể bơm máu hiệu quả khắp cơ thể, chất lỏng có thể tích tụ ở cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân, gây ra hiệu ứng sưng tấy, hay gọi là phù nề. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tim yếu và có thể sắp ngừng tim. Trong khi chân và bàn chân thường là nơi đầu tiên bị sưng, những người mắc bệnh tim tiến triển hơn cũng có thể bị sưng tay, phù mặt và đầy hơi ở bụng.
Bình luận của bạn