Khi có dấu hiệu nghi ngờ đái tháo đường, bạn cần đi khám ngay
6 biến chứng về da do bệnh đái tháo đường bạn nên biết
Chế độ dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Người bệnh đái tháo đường có ăn được su su?
Bệnh đái tháo đường làm nguy cơ suy tim ở phụ nữ cao hơn nam giới?
Đái tháo đường là bệnh mạn tính được chẩn đoán khi bệnh nhân có đường huyết cao bất thường. Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh cần đến bệnh viện để thử máu, xét nghiệm đường huyết.
Insulin là hormone do tuyến tụy sản xuất, có nhiệm vụ vận chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo ra năng lượng. Người mắc đái tháo đường type 1 không thể sản xuất insulin, do đó các triệu chứng bệnh ở nhóm này sẽ rõ ràng hơn ở đái tháo đường type 2.
Các dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường không giống nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, 3 triệu chứng: đói quá mức, đi tiểu liên tục và thường xuyên khát nước có thể là cảnh báo khi cơ thể mắc 1 trong 2 type đái tháo đường.
Đói quá mức
Thường xuyên thấy đói dù ăn nhiều có thể là dấu hiệu của đái tháo đường
Khi cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng insulin bình thường, tinh bột trong thực phẩm sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến bạn cảm thấy đói dù đã ăn no.
Cơn đói quá mức là một chỉ báo quan trọng, bởi nó có thể cảnh báo kháng insulin hoặc nồng độ insulin cao trước khi bạn có thể nhận ra những triệu chứng khác. Nếu được phát hiện sớm, bác sỹ có thể hướng dẫn bạn thay đổi chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe.
Đi tiểu liên tục
Khi nồng độ đường trong máu tăng cao, thận sẽ làm nhiệm vụ thải đường qua bài tiết. Hiện tượng này khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt nhiều gấp 2 lần bình thường.
Một số người còn nhận ra dấu hiệu có đường trong nước tiểu. Đó là dấu hiện đáng quan ngại về sức khỏe và bạn cần đi khám sớm.
Thường xuyên khát nước
Do đi tiểu quá thường xuyên, bạn sẽ khát nước hơn bình thường. Bạn không nên sử dụng nước giải khát chứa nhiều đường, khiến tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn không uống đủ nước, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như mất nước, khô miệng và giảm thị lực. Những dấu hiệu này cho thấy bệnh đái tháo đường của bạn đang tiến triển và bắt đầu gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Khát nước thường xuyên kèm đi tiểu nhiều là cảnh báo sớm của đái tháo đường
Hầu hết những người mắc đái tháo đường type 1 phải nhập viện điều trị sau khi có những triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài 3 dấu hiệu kể trên, có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn và sụt cân dù ăn rất nhiều. Vì không thể sử dụng năng lượng từ tinh bột, cơ thể phải đốt cháy mỡ, do đó dẫn đến giảm cân.
Nếu đái tháo đường không được điều trị, người bệnh có thể gặp tình trạng nhiễm toan ketone do đái tháo đường (diabetic ketoacidosis – DKA), dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như hôn mê. Nếu có biểu hiện nôn mửa, khó thở đi kèm, bạn nên khám bệnh ngay lập tức.
Bạn có thể thực hiện kiểm tra đường huyết thường xuyên để phát hiện bệnh đái tháo đường type 2. Đói quá mức và mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến nhất ở người mắc đái tháo đường type 2. Khi đái tháo đường type 2 tiến triển nặng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng nấm men ở bộ phận sinh dục hoặc đau, tê bì bàn chân.
Cách duy nhất để xác định đái tháo đường là thông qua chẩn đoán, kiểm tra của bác sỹ. Một số dấu hiệu trên có thể liên quan đến các bệnh về mắt, thận, hoặc ung thư. Bạn nên tạo lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, lắng nghe cơ thể và thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế.
Bình luận của bạn