Coenzyme Q10 được chứng minh có tác dụng đẩy lùi gan nhiễm mỡ
Đảo ngược bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nhờ ăn ít carbohydrate, giảm cân
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn trái cây gì để kiểm soát bệnh?
Gan nhiễm mỡ không cồn: Đâu là nguyên nhân?
Nói "không" với những thực phẩm này nếu đang bị gan nhiễm mỡ không cồn
CoQ10 đảo ngược bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu?
Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) xuất hiện bởi sự rối loạn chuyển hóa mỡ gan. Bệnh đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ trong tổ chức gan dẫn đến viêm, thể tích gan to hơn bình thường và nồng độ men gan tăng cao ở những người uống ít hoặc không uống rượu. Đây là một bệnh gan rất phổ biến, ảnh hưởng tới 30-40% người lớn ở Hoa Kỳ.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Hoa Kỳ, có sự tham gia của 41 người biểu hiện NAFLD từ nhẹ đến trung bình. Các nhà Nghiên cứu từ Đại học Khoa học Y khoa Ahvaz Jundishapur (Iran) đã chia những người tham gia thành hai nhóm: Nhóm điều trị với các thành viên uống 100mg CoQ10 1 lần/ngày, kéo dài trong 12 tuần; và nhóm kiểm soát là những người tham gia được dùng giả dược.
Người bị béo phì dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Các nhà nghiên cứu đã đo men gan, yếu tố hoại tử khối u (TNF-a), protein phản ứng C nhạy cảm cao (hs-CRP), mỡ trong tế bào gan trước và sau khi điều trị.
Kết quả cho thấy, những người tham gia dùng bổ sung CoQ10 có sự cải thiện, trong khi những người dùng giả dược thì không. Cụ thể, nhóm người tham gia dùng CoQ10 đã giảm đáng kể hs-CROP, TNF-a và giọt mỡ trong tế bào gan. Họ cũng có lượng adiponectin - một loại hormone liên quan đến giảm cân cao hơn.
Điều đặc biệt, 4 người tham gia trong nhóm điều trị đã cải thiện triệu chứng rất nhiều, thậm chí chức năng gan của họ trở lại bình thường. Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, trong tương lai, bổ sung CoQ10 có thể là sự lựa chọn hữu ích để điều trị NAFLD.
Lợi ích sức khỏe khác của CoQ10
Ngoài việc đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ, CoQ10 cũng có thể mang đến các lợi ích sức khỏe khác như:
CoQ10 được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ, cá béo, thực phẩm từ thực vật
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, CoQ10 có vai trò quan trọng trong tỷ lệ sống sót của người cao tuổi bị suy tim mạn tính. Một nghiên cứu khác, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng báo cáo rằng, chất chống oxy hóa này có thể hỗ trợ người bệnh phục hồi sau một số loại phẫu thuật tim.
Giảm đau nửa đầu: CoQ10 có thể được sử dụng để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Điều này có thể là do khả năng chống oxy hóa để giữ ty thể trong các tế bào khỏe mạnh.
Bệnh cơ do statin: Người cao tuổi sử dụng statin – loại thuốc giúp giảm cholesterol có thể gây tác dụng phụ như đau cơ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bổ sung CoQ10 có thể làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như đau cơ, yếu cơ, chuột rút cơ và mỏi cơ do sử dụng statin.
Lưu ý khi dùng CoQ10 để đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu?
CoQ10 là chất chống oxy hòa tan trong chất béo. Do đó, bạn có thể tiêu thụ nó cùng với chất béo để tăng khả năng hấp thụ, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất.
Bạn có thể nhận được CoQ10 từ thực phẩm như cá béo, trái cây như cam và dâu tây; các loại đậu như đậu lăng và đậu nành; các loại hạt; các loại rau như bông cải xanh, súp lơ và rau bina; nội tạng như tim, thận và gan.
Trong trường hợp cần bổ sung nhiều Coenzyme Q10, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc sử dụng viên uống bổ sung. Liều lượng có thể dao động từ 50 – 1.200mg/ngày tùy vào mục đích sử dụng.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc hạ cholesterol… không nên tự ý bổ sung CoQ10.
Bình luận của bạn