Đái tháo đường khiến cho các tế bào sắc tố da bị phá hủy làm thay đổi màu da
Người bệnh đái tháo đường có nên theo chế độ ăn Keto để giảm cân?
Người bệnh đái tháo đường có ăn được gạo lứt?
Các loại trà giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường uống trà có lợi ích và rủi ro gì?
Triệu chứng da bị ảnh hưởng do đái tháo đường có thể xảy ra với những người khỏe mạnh, nhưng ở người mắc bệnh có nguy cơ cao hơn. Dưới đây là 6 biến chứng về da do bệnh đái tháo đường thường gặp:
Nhiễm trùng da do vi khuẩn
Môi trường ẩm ướt rất thuận lợi vi khuẩn có thể phát triển
Ở những bệnh nhân đái tháo đường sẽ rất dễ dàng bị nhiễm trùng da, chỉ cần một vết xước nếu không được xử lí kịp thời có thể lây nhiễm diện rộng. Các vị trí vi khuẩn thường phát triển bao gồm mí mắt, nang lông, mụn nhọt, móng tay…
Thông thường, khu vực xung quanh nhiễm trùng sẽ nóng, đỏ, đau và sưng. Điều trị bằng kem hoặc thuốc kháng sinh sẽ làm sạch các vấn đề về da này.
Bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Hiện nay, chưa rõ nguyên nhân gây bệnh bạch biến. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh.
Người bệnh bạch biến nên sử dụng kem chống nắng ít nhất 30 SPF trước khi ra ngoài, vì da bị bong tróc không có khả năng chống nắng tự nhiên.
Xơ cứng bì da
Tình trạng này dễ khiến cho bệnh nhân lầm tưởng sang chứng bệnh về khớp nên thường lơ là, nhưng đây là một biến chứng của bệnh đái tháo đường. Khoảng 1/3 số người mắc bệnh đái tháo đường type 1 bị xơ cứng bì da, da dày và căng, các ngón tay trở nên khó cử động. Để khắc phục bạn cần phải kiểm soát tốt đường huyết và sử dụng kem dưỡng làm mềm da ở những nơi này.
Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans)
Các vùng da gấp nếp tại cổ, dưới cánh tay, háng trở nên dày lên, tối màu và mịn. Biến chứng gai đen chưa có cách chữa trị nhưng nếu bệnh nhân giảm cân, kiểm soát tốt đường huyết, thì các vết thâm đen có thể được cải thiện.
Da khô và ngứa
Tình trạng da khô và ngứa khiến người bệnh có cảm giác khó chịu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô và ngứa. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng nấm men, da khô hoặc tuần hoàn kém là nguyên nhân chủ yếu. Để khắc phục tình trạng này bạn nên uống đủ nước, chọn loại sữa tắm giúp da mềm mại, không gây kích ứng da và dưỡng ẩm cho da.
Nhiễm nấm
Những người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm nấm giống như nấm men, biểu hiện của người nhiễm: phát ban đỏ, ngứa, mụn nước nhỏ… thường ở các khu vực ấm, ẩm ướt như nách hoặc giữa các ngón chân.
Đặc biệt, đối với nữ giới bị đái tháo đường thường dễ mắc nấm vùng âm đạo do nấm Candida Albicans ký sinh, gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người phụ nữ. Trong trường hợp này, phải có sự chỉ định của bác sỹ, tránh tự ý điều trị tại nhà, dễ làm cho tình trạng nặng hơn.
Bình luận của bạn