Liệu có thể sống bình thường sau khi cắt bỏ túi mật?

Túi mật có vai trò gì, cắt túi mật có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không?

Người bị polyp túi mật nên ăn uống như thế nào?

Sỏi túi mật 18mm không triệu chứng có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Polyp túi mật có tự hết không, điều trị thế nào?

Tại sao cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật?

Theo bác sỹ Winston Woon từ Bệnh viện Gleneagles (Singapore), dưới đây là những thắc mắc thường gặp về phẫu thuật cắt túi mật và cuộc sống sau khi không còn túi mật:

Túi mật có nhiệm vụ gì?

Túi mật là một cơ quan nhỏ kết nối với gan. Chúng có nhiệm vụ dự trữ dịch mật được gan sản sinh ra, trước khi dịch mật được đưa vào ruột non để hỗ trợ phân hủy thức ăn, tiêu hóa chất béo trong thực phẩm.

Tại sao bạn phải cắt bỏ túi mật?

Thông thường, các bác sỹ có thể để nghị bạn thực hiện phẫu thuật cắt túi mật trong trường hợp bạn bị sỏi mật có triệu chứng (gây đau đớn, tắc nghẽn dịch mật, gây nhiễm trùng).

Có thể sống bình thường mà không có túi mật hay không?

Trên thực tế, bạn vẫn có thể sống bình thường mà không có túi mật. Khi đó, dịch mật sẽ không được lưu trữ mà liên tục chảy trực tiếp vào ruột non. Điều này có thể gây kích thích ruột và khiến 50% người bệnh gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Bạn vẫn có thể sống bình thường sau khi thực hiện phẫu thuật cắt túi mật

Tuy nhiên, các triệu chứng này thường chỉ kéo dài từ 3 - 6 tháng, cho tới khi cơ thể quen với việc không còn túi mật. Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ có thể dần quay lại với cuộc sống bình thường.

Cắt túi mật có ảnh hưởng tới tuổi thọ hay không?

Cắt túi mật không làm giảm tuổi thọ của bạn. Trên thực tế, đôi khi việc cắt túi mật còn khiến người bệnh có động lực thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Bằng cách cắt giảm các loại chất béo, dầu mỡ, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chế biến sẵn, bạn có thể duy trì cân nặng ổn định hơn, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường… Thêm vào đó, nếu nạp ít calorie hơn từ thực phẩm, cơ thể cũng sẽ tiêu hóa thức ăn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Cần thực hiện những thay đổi gì trong chế độ ăn uống sau khi cắt túi mật?

Hạn chế chất béo

Do không còn túi mật để dự trữ dịch mật, bạn có thể gặp khó khăn hơn khi tiêu hóa các thực phẩm giàu chất béo. Do đó, những người đã cắt túi mật nên chú ý hạn chế chất béo, chỉ để chúng chiếm khoảng 30% trong chế độ ăn uống thường ngày.

Tốt hơn hết, bạn nên tạo cho mình thói quen đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi dùng, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm từ sữa nguyên kem... Bạn cũng nên chuyển sang ăn các món hấp, luộc hoặc nướng thay vì các món chiên rán nhiều dầu mỡ.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa chính

Khi không còn túi mật, hệ thống tiêu hóa cũng sẽ hoạt động hơi khác đi. Do đó, việc ăn quá nhiều, quá no trong một bữa có thể khiến gan bị căng thẳng, phải làm việc quá mức và không thể sản sinh đủ lượng dịch mật cần thiết. Do đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa hơn trong suốt cả ngày.

Giảm bớt lượng chất xơ nạp vào cơ thể

Trong thời gian đầu sau khi thực hiện phẫu thuật cắt túi mật, bạn có thể bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy nếu ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Do đó, hãy tạm thời cắt giảm các món súp lơ trắng, bắp cải, các loại đậu, các loại hạt… trong khoảng thời gian vài tuần tới vài tháng sau khi phẫu thuật. Sau đó, bạn có thể từ từ thêm lại các thực phẩm này trong chế độ ăn uống thường ngày.

Giảm lượng caffeine

Caffeine có thể làm tăng sản sinh acid dạ dày, từ đó đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, do cơ thể không sản sinh đủ dịch mật, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn, từ đó gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, đau bụng…

Do dó, bạn cũng nên xem xét, thêm lại các loại thực phẩm, đồ uống nhiều caffeine dần dần vào chế độ ăn uống thường ngày.

Vi Bùi H+ (Theo Gleneagles)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa