Những điều mẹ cần biết về thai chết lưu

Thai lưu dễ xảy ra nhất ở 3 tháng đầu nhưng không loại trừ đến tháng thứ 9

Sảy thai liên tiếp: Muốn có con phải làm sao?

Có thai sau thai lưu: Đừng quá lo lắng!

Bà bầu nằm ngửa tăng nguy cơ thai lưu

Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai

Nguyên nhân gây thai chết lưu là gì?

Nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu có rất nhiều, nhưng nguyên nhân chính thì có 3 nguyên nhân: từ phía người mẹ, từ phía thai nhi và các thành phần phụ của thai nhi.

Tuy nhiên, có thể do người mẹ có điều kiện kinh tế thấp kém, ăn uống thiếu chất, suy dinh dưỡng, hoặc do mẹ bị các bệnh lý nội khoa mạn tính hay cấp tính, bệnh nhiễm khuẩn hoặc sử dụng một số dược chất nguy hiểm cho sự phát triển và sự sống của thai nhi… Còn nguyên nhân do thai nhi thường gặp nhất là bất thường nhiễm sắc thể, xung khắc nhóm máu mẹ và con, dị dạng thai nhi hoặc do nhiễm khuẩn trong bụng mẹ.

Triệu chứng của thai lưu

Người mẹ có thể tự nhận biết được như: hết nghén (nếu thai còn nhỏ đang ở giai đoạn nghén), bụng không to thêm hoặc nếu đã to rồi thì mỗi ngày một nhỏ đi, giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm … Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển.

Phương pháp xử lý khi thai chết trong tử cung?

Khi phát hiện ra dấu hiệu thai chết lưu thai phụ cần nhanh chóng đi kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Tuyệt đối không được tự ý tìm cách điều trị thai lưu ở nhà vì sẽ rất nguy hiểm. Sau khi xử lý thai chết lưu chị em cần nghỉ ngơi trong vài tuần (khoảng 1 tháng).

Thai chết lưu nếu không được lấy sớm ra khỏi tử cung của mẹ bầu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu. Vì vậy, nếu cơ thể có triệu chứng của thai chết lưu, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra sớm.

Mối nguy hiểm của thai lưu là nước ối sẽ bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Phương pháp xử lý thai chết lưu sẽ phụ thuộc vào tuổi thai nhi. Thông thường những người phụ nữ bị lưu thai khi tuổi thai nhi còn quá bé thì thai sẽ tự tiêu. Còn những trường hợp bị thai lưu khi tuổi thai đã lớn thì phương pháp điều trị thai lưu tốt nhất đó là phá thai bằng thuốc (gây sảy thai). Còn đối với những trường hợp tuổi thai nhi đã quá lớn thì cần phải tiến hành đó là hút thai hoặc nạo phá thai. Việc lựa chọn hướng xử lý thai chết lưu nào an toàn và hiệu quả nhất sẽ do bác sỹ chuyên khoa quyết định sau khi có kết quả thăm khám, xét nghiệm cụ thể.

Nếu sức khỏe của bạn đang bị đe dọa, cần phải lấy thai ra càng sớm càng tốt. Nhưng hiếm khi có trường hợp nguy cấp cần phải mổ để lấy thai.

Thai chết lưu thì bao lâu nên có thai lại

Trước khi muốn có thai lại, bạn cần đến cơ sở y tế khám và làm theo chỉ dẫn của các bác sỹ. Để xem trường hợp của mình đã có thmang thai lại được chưa, và cần kiêng cữ gì trong thời gian mang thai lại. Vì sau khi hút thai, thời gian có kinh nguyệt trở lại của mỗi người sẽ khác nhau. Tuỳ vào tình trạng hồi phục sức khoẻ và ổn định tâm lý, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau một thời gian nhất định mới có thể mang thai lại được.

Bạn cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần và phải tránh thai ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại để niêm mạc tử cung có thể tái tạo trở lại bình thường. Trong thời gian ngắn vài tháng này, bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.

Trong thời gian chờ có thai lại, 2 vợ chồng có thể làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Bản thân người mẹ có thể làm xét nghiệm định nhóm máu Rh.

Khi đã có thai bạn nên đi khám thai sớm ở những cơ sở y tế đáng tin cậy để được bác sỹ tư vấn, giúp đỡ, đưa ra các biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.

Cách phòng tránh thai chết lưu

Cân nặng của mẹ khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con yêu trong bụng. Mẹ bầu tăng cân nhiều, ăn nhiều không có nghĩa là con yêu sẽ phát triển đúng chuẩn. Vì thế cần theo dõi cân nặng của mình. Ăn uống hợp lý chứ không phải ăn càng nhiều càng tốt.

Để phòng tránh hiện tượng này, trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải thận trong ăn uống như: không dùng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, heroin...).

Thai phụ không nên làm việc nặng, quá sức, độc hại. Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, ô nhiễm môi trường... Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái.

Bổ sung đầy đủ acid folic và vitamin tổng hợp để đảm bảo cho sự phát triển đúng chuẩn của thai nhi, phòng tránh nguy cơ thai chết lưu hoặc mắc dị tật.

Đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ của bạn.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp