Đau thắt lưng – “Kẻ thù” của dân văn phòng

Đau thắt lưng có thể dẫn đến các biến chứng như liệt thần kinh do chèn ép, teo cơ...

Hút thuốc dễ bị đau lưng mạn tính

Ù tai, đau lưng có phải bệnh thận hư?

10 chiêu đơn giản “giải cứu” chứng đau lưng

Những thói quen xấu gây đau lưng

Đau lưng tại ai?

1. Đau thắt lưng là gì?

Đau thắt lưng là bệnh khá phổ biến ở cộng đồng, nhất là nhân viên văn phòng, tài xế, phi công, giáo viên, thợ may... bởi đây là những nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài. Đau thắt lưng là đau ngang lưng quần, đau có thể khu trú một nơi ở giữa cột sống hoặc đau ở các điểm cạnh cột sống thắt lưng, hai bên đường giữa. Theo thống kê, số người đau lưng ngày càng tăng lên do tính chất công việc của họ phải ngồi hàng giờ trước máy tính.

Nguy hiểm nhất của bệnh đau thắt lưng là có thể dẫn đến các biến chứng như: Liệt thần kinh do chèn ép, teo cơ bắp chuối hay nhóm cơ trước ngồi của cẳng chân; Loét da do mất cảm giác vùng thần kinh tổn thương.

2. Phòng ngừa đau thắt lưng bằng cách nào?

Để phòng ngừa đau lưng đối với dân văn phòng cần có một tư thế ngồi làm việc thoải mái và đúng cách.

+ Khi ngồi hai chân nên để chạm đất, lưng thẳng. Khoảng 30 – 45 phút cần thay đổi tư thế chân, ngẩng đầu để đột sống cổ vận động hoặc đứng lên đi lại, vận động nhẹ, ưỡn người để cơ thể, cột sống lưng và mắt được thư giãn.

Để phòng ngừa đau lưng đối với dân văn phòng cần có một tư thế ngồi làm việc thoải mái và đúng cách (Ảnh: kenhsuckhoe.vn)

+ Đặc biệt cần ngồi đúng tư thế: Ngồi ngửa người ra khoảng 135 độ (góc tạo bởi đùi và thân), chân chạm đất. Tư thế này giảm tải cho cột sống vì phần lớn khối lượng lưng đã dồn vào lưng ghế. Các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn. Không ngồi ôm lấy máy tính, không ngồi gù lưng hay thõng người.

+ Điều chỉnh chiều cao ghế sao cho chân để vững chắc trên sàn nhà, đùi song song với mặt đất và bàn chân phải nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể.

+ Nghỉ ngơi: Cứ sau 2 - 3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút, giúp cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này.

+ Tập luyện tại chỗ: Cân bằng việc ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động thể dục với ghế ngay tại nơi làm việc.

+ Khi nhấc các vật nặng phải luôn giữ đúng tư thế như ngồi xuống thẳng lưng, hai tay nhấc vật nặng lên từ từ, không nên khom lưng cúi người để nhấc vật nặng.

Phụ nữ không đi giày cao gót quá cao, nếu đi giày gót cao khiến cho tư thế người chúi về phía trước làm cho cột sống xiêu vẹo và yếu.

+ Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để giữ cho cơ thể một trọng lượng vừa phải. Phòng tránh thừa cân, béo phì cũng là một biện pháp tránh cho cột sống thắt lưng không phải chịu trọng lượng nặng nề của cơ thể. Nên nhớ rằng, 50% số người bị đau vùng thắt lưng kinh niên đều ở tình trạng béo phì.

Lời khuyên trong công việc: Xây dựng lối sống năng động trong công việc: Tăng vận động tại chỗ hoặc đi lại (đi lấy đồ, photo tài liệu, lấy giấy in, nước… trong khu làm việc, đi cầu thang bộ thay cho thang máy khi phải lên xuống vài tầng lầu).

Khi tình trạng đau lưng kéo dài, ảnh hưởng tới sức khoẻ thì người bệnh cần đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật.

3. Kinh nghiệm dân gian trong phòng và chữa đau thắt lưng

Người bị đau thắt lưng có thể áp dụng theo một số bài thuốc dân gian như:

- Rượu ngâm từ quả dâu tằm: Quả dâu tằm, Ngũ gia bì, Đỗ trọng có tác dụng bổ Thận, chữa đau thắt lưng. Quả dâu tằm, Ngũ gia bì, Đỗ trọng ngâm với rượu trắng, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ. 

Ăn quả nhàu chín hoặc ép lấy nước uống sau khi ăn cũng có tác dụng tương tự.

- Bài thuốc từ quả nhàu: Quả nhàu có tác dụng trị đau mỏi thắt lưng. Dùng quả nhàu tươi ủ với một ít đường trong 2 tuần thì uống được. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ, giúp giảm đau nhức khớp.

 - Dùng Cỏ xước nấu nước uống trong ngày.

T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp